TÌNH HÌNH KT-XH THÁNG 6, QÚY II, 6 THÁNG NĂM 2022 TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thứ năm - 30/06/2022 16:27
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự quyết tâm của các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022.

A. KINH TẾ

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước 6 tháng đầu năm 2022 theo giá so sánh năm 2010 đạt 6.194,77 tỷ đồng, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ những năm gần đây  (quý I tăng 7,59%; quý II tăng 9,74%), do dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi; các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí tăng mạnh trong các tháng quý II/2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 1.143,08 tỷ đồng, tăng 4,32% (quý I tăng 5,87%; quý II tăng 3,83%); khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1.250,67 tỷ đồng, tăng 14,87% (quý I tăng 12,38%; quý II tăng 17,0%); khu vực dịch vụ đạt 3.534,60 tỷ đồng, tăng 8,25% (quý I tăng 6,26%; quý II tăng 10,15%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 266,42 tỷ đồng, tăng 9,34% (quý I tăng 9,12%; quý II tăng 9,56%). Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,83 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,84 điểm phần trăm (công nghiệp đóng góp 0,92 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ đóng góp 4,73 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,40 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2022 đạt 11.105,00 tỷ đồng, tăng 10,67% so với cùng kỳ năm trước và đạt 46,63% kế hoạch, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.073,24 tỷ đồng, tăng 4,65%, đạt 49,30% kế hoạch; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.101,79 tỷ đồng, tăng 20,54%, đạt 42,49% kế hoạch; khu vực dịch vụ đạt 6.452,40 tỷ đồng, tăng 9,73 điểm phần trăm, đạt 47,44% kế hoạch; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 477,57 tỷ đồng, tăng 11,21%, đạt 45,04% kế hoạch. 

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,67%, giảm 1,07% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,93%, tăng 1,55% so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ chiếm 58,10%, giảm 0,50% so với cùng kỳ năm trước; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,30%, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm trước.

2. Tài chính, ngân hàng

a. Thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 721,65 tỷ đồng, tăng 26,47% so với thực hiện năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 691,44 tỷ đồng, tăng 22,09% so với thực hiện năm trước, chiếm 95,81% tổng thu; thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 16,05 tỷ đồng, gấp 13,4 lần so với thực hiện năm trước, chiếm 2,22% tổng thu; thu viện trợ và các khoản huy động đóng góp khác 14,15 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với thực hiện năm trước, chiếm 1,96% tổng thu. Một số lĩnh vực thu chủ yếu 6 tháng đầu năm: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 97,66 tỷ đồng, giảm 7,80%; thu từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 163,37 tỷ đồng, tăng 10,55%; thu thuế thu nhập cá nhân 38,56 tỷ đồng, tăng 50,61%; thu thuế bảo vệ môi trường 80,42 tỷ đồng, giảm 11,70%; thu phí, lệ phí 61,04 tỷ đồng, tăng 9,68%; các khoản thu về nhà, đất 186,83 tỷ đồng, tăng 97,03%. 

Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5.388,17 tỷ đồng, tăng 12,65% so với thực hiện năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 1.453,06 tỷ đồng, tăng 24,55%, chiếm 26,97% tổng chi. Chi thường xuyên đạt 3.918,33 tỷ đồng, tăng 8,45%, chiếm 72,72% tổng chi. Chi các nhiệm vụ khác đạt 12,74 tỷ đồng,  gấp 4,5 lần, chiếm 0,24% tổng chi.

b. Hoạt động ngân hàng

Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, ngành ngân hàng đã quản lý chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách, công cụ tài chính, tiền tệ tuân thủ quy định pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương; đảm bảo ổn định, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; huy động, cung ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng, cải cách đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tăng cường hoạt động trực tuyến.

* Hoạt động huy động vốn: Ước tính đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 15.150 tỷ đồng, tăng 7,74% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,41% so với thời điểm kết thúc năm 2021. Trong đó, tiền gửi VND đạt 15.144 tỷ đồng, tăng 7,78% và 18,50%; tiền gửi ngoại tệ đạt 5,0 tỷ đồng, giảm 16,67% và 28,57%. Theo cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm đạt 12.399 tỷ đồng, tăng 4,6% và 10,79%, chiếm 81,84% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi thanh toán đạt 2.750 tỷ đồng, tăng 24,83% và 72,31%, chiếm 18,15% tổng nguồn vốn huy động.

* Hoạt động tín dụng: Ước tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 19.790 tỷ đồng, tăng 0,26% so cùng kỳ năm trước và tăng 5,50% so với thời điểm kết thúc năm 2021, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 2,24% và tăng 10,22%, chiếm 40,0% tổng dư nợ; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 11.790 tỷ đồng, tăng 2,03% và 2,52%, chiếm 60,0% tổng dư nợ. Nợ xấu ước thực hiện đến 30/6/2022 là 675 tỷ đồng, chiếm 3,45%/tổng dư nợ cho vay.

3. Giá cả

a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6: So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ chính, có 4 nhóm giảm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 3,79%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01%; giáo dục giảm 0,21%; 02 nhóm bình ổn: nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình và bưu chính viễn thông, còn lại 5 nhóm tăng nhẹ đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 giảm 0,22% so với tháng trước, tăng 2,11% so với cùng kỳ năm trước, tăng 7,78% so với kỳ gốc 2019.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II năm 2022:  CPI bình quân quý II năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,51%. Cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,93%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,34%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,74%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 3,82%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng  0,49%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,33%; nhóm giao thông tăng 21,79%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%; nhóm giáo dục tăng 0,18%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,34%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,73%. 

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng năm 2022: CPI bình quân 6 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 3,47%, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,01%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,90%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 10,42%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,67%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,49%; nhóm giao thông tăng 20,28%, bưu chính viễn thông giảm 0,03%; nhóm giáo dục tăng 0,27%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,42%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,95%. 

b. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ 

Chỉ số giá vàng tháng 6 giảm 0,39% so với tháng trước, tăng 21,02% so với cùng kỳ năm trước, tăng 78,17% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý II tăng 22,82% so cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng tăng 17,89%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6 tăng 0,78% so với tháng trước, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,04% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý II tăng 0,08% so cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng giảm 0,54%.

c. Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của sản xuất: Chỉ số có mức tăng, giảm tương ứng với giá tiêu dùng trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh Điện Biên

4. Đầu tư và xây dựng

a. Vốn đầu tư

* Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 

Dự tính vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 6 ước đạt 194,33 tỷ đồng, tăng 4,73% so với tháng trước, tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 138,26 tỷ đồng, tăng 5,85% và 13,35%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 48,59 tỷ đồng, tăng 1,23% và giảm 13,38%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7,49 tỷ đồng, tăng 7,79% và giảm 7,44%.

 Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý II năm 2022 đạt 561,56 tỷ đồng, tăng 8,15% so với quý trước và giảm 13,11% so với quý cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 395,92 tỷ đồng, tăng 4,74% và giảm 11,1%. Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 144,56 tỷ đồng, tăng 16,33% và giảm 18,40%. Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 21,09 tỷ đồng, tăng 24,30% và giảm 11,22%. Cộng dồn 6 tháng năm 2022 ước tính đạt 1.080,79 tỷ đồng, giảm 9,46% so với cùng kỳ năm trước và đạt 36,84% kế hoạch, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 773,91 tỷ đồng, giảm 5,69% và đạt 34,35% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 268,82 tỷ đồng, giảm 17,86% và đạt 45,42% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 38,05 tỷ đồng, giảm 17,03% và đạt 42,94% kế hoạch.

Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm chủ yếu tiếp chi cho các dự án, công trình thuộc lĩnh vực giao thông, giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật. Trong 6 tháng đầu năm 2022, việc thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công đối với một số dự án, công trình triển khai chưa kịp thời dẫn đến tiến độ thực hiện vốn đầu tư còn chậm, một số dự án mới ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên chưa có khối lượng nghiệm thu.

*Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Điện Biên có nhiều giải pháp thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên một số dự án có tổng mức đầu tư lớn đang thực hiện giai đoạn đầu, khởi công từ cuối quý I/2022 nên ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành Kế hoạch vốn nói chung. 

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý II ước tính đạt 3.811,80 tỷ đồng, tăng 35,29% so với quý I và tăng 18,60% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 6.664,14 tỷ đồng, tăng 15,68% so với cùng kỳ năm trước và đạt 38,18% kế hoạch vốn năm 2022. Trong đó: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 2.886,77 tỷ đồng, tăng 3,34% và đạt 38,18% kế hoạch; vốn ngoài Nhà nước đạt 3.777,37 tỷ đồng, tăng 27,30% và đạt 41,65% kế hoạch; không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021, 2022.

b. Xây dựng

Dự ước giá trị sản xuất xây dựng quý II năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành 2.342,71 tỷ đồng, tăng 32,34% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình sở hữu: Khu vực doanh nghiệp 1.285,91 tỷ đồng, tăng 45,58%, chiếm 54,89%. Các loại hình khác 1.056,81 tỷ đồng, tăng 19,16%, chiếm 45,11% (khu vực xã, phường, thị trấn 2,33 tỷ đồng, giảm 21,04%; khu vực hộ dân cư 1.054,48 tỷ đồng, tăng 19,29%). Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 1.052,57 tỷ đồng, tăng 18,85%, chiếm 44,93%. Công trình nhà không để ở 433,26 tỷ đồng, tăng 39,27%, chiếm 18,49%. Công trình kỹ thuật dân dụng 787,03 tỷ đồng, tăng 49,36%, chiếm 33,60%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng 69,86 tỷ đồng, tăng 50,0%, chiếm 2,98%. 

Tính chung 6 tháng đầu năm dự ước giá trị sản xuất theo giá hiện hành 4.112,94 tỷ đồng, tăng 22,05% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình sở hữu: Khu vực doanh nghiệp 2.169,22 tỷ đồng, tăng 20,33%, chiếm 52,74%; Các loại hình khác 1.943,72 tỷ đồng, tăng 24,02%, chiếm 47,26% (khu vực xã, phường, thị trấn 5,28 tỷ đồng, tăng 19,80%; khu vực hộ dân cư 1.938,44 tỷ đồng, tăng 24,04%). Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 1.938,21 tỷ đồng, tăng 30,96%, chiếm 47,12%. Công trình nhà không để ở 744,33 tỷ đồng, tăng 35,15%, chiếm 18,10%. Công trình kỹ thuật dân dụng 1.313,97 tỷ đồng, tăng 10,31%, chiếm 31,95%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng 116,43 tỷ đồng, giảm 21,42%, chiếm 2,83%. 

Kết quả hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên 6 tháng đầu năm 2022 tập trung chủ yếu ở các công trình nhà ở trong dân và một số công trình kỹ thuật thuộc các dự án trọng điểm của tỉnh như: Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên; dự án đầu tư xây dựng các điểm tái định cư thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên; Dự án đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ; dự án xây dựng và di chuyển các cơ quan tỉnh vào khu trung tâm chính trị hành chính tỉnh…và một số dự án trọng điểm khác.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh

5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2022, dự ước có 65 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 937 tỷ đồng; 56 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh; giải thể tự nguyện 08 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Đến ngày 16/6/2022 toàn tỉnh có 1.309 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 29.508 tỷ đồng và 755 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại địa phương.

Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển, dự ước 6 tháng đầu năm thành lập mới 15 hợp tác xã, tổng số vốn điều lệ 34 tỷ đồng; có 10 HTX giải thể. Toàn tỉnh hiện có 204/273 HTX đang hoạt động với 10.457 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 759 tỷ đồng; 16.569 hộ kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 1.550 tỷ đồng; 

Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2021-2025.

5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II cho thấy: Có 52,17% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II tốt hơn quý I; 47,83% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Có 26,09% số doanh nghiệp dự kiến quý III sẽ tốt lên so với quý II; 73,91% số doanh  nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định; không có doanh nghiệp nào nhận định khó khăn hơn quý trước. 

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt: 

* Tháng 6 năm 2022: 

Tính đến ngày 15/6 toàn tỉnh đã thu hoạch được 8.997,08 ha lúa đông xuân, tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước, đạt 92,03% diện tích gieo trồng, năng suất đã thu hoạch đạt 60,27 tạ/ha, giảm 0,15%. 

Sản xuất vụ mùa, toàn tỉnh đã gieo trồng được 36.323,35 ha cây hàng năm vụ mùa, tăng 17,22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lúa ruộng đã gieo trồng được 8.297,34 ha, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm trước; diện tích lúa nương gieo trồng được 26.868,34 ha, tăng 0,82% so với cùng kỳ năm trước; hầu hết các huyện đã gieo trồng xong lúa nương, riêng huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay diện tích gieo trồng mới đạt 72,80 – 98,13% kế hoạch; lạc gieo trồng được 457,44 ha, tăng 22,34%; đậu tương gieo trồng được 298,30 ha; rau các loại đã gieo trồng được 401,93 ha, giảm 30,96%. Nhìn chung tiến độ gieo trồng lúa và cây hoa màu vụ mùa giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do thời tiết trong tháng có nhiều ngày mưa kéo dài gây ngập úng đã làm giảm tiến độ gieo trồng của bà con.

* Ước quý II và 6 tháng đầu năm 2022:

- Cây hàng năm:

Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 87.720,14 ha các loại cây hàng năm, tăng 7,12% so cùng kỳ năm trước (vụ đông xuân 51.396,79 ha và vụ mùa 36.323,35 ha); trong đó: Lúa đông xuân, toàn tỉnh gieo trồng được 9.776,01 ha, giảm 1,41%, vượt 1,09% so với kế hoạch, có 8/10 huyện, thị, thành phố gieo cấy vượt kế hoạch. Năng suất sơ bộ đạt 60,42 tạ/ha, giảm 0,20%; sản lượng sơ bộ đạt 59.060,68 tấn, giảm 1,56%. 

+ Cây ngô gieo trồng được 24.424,84 ha, giảm 6,08% (ngô xuân 24.199,76 ha); năng suất ước đạt 28,76 tạ/ha, tăng 3,87%; sản lượng đạt 69.603,83 tấn, tăng 2,45%.  

+ Cây lấy củ có chất bột gieo trồng được 12.619,10 ha, tăng 20,33%, trong đó: Cây sắn trồng được 10.837,15 ha, tăng 22,37%; sản lượng dự ước 105.583,90 tấn, tăng 15,25%. Cây dong riềng trồng được 1.207,50 ha, tăng 16,71%; sản lượng đạt 10.615,20 tấn, tăng 20,93%. 

 + Cây có hạt chứa chất dầu gieo trồng được 1.807,63 ha, giảm 18,53%; trong đó: Cây đậu tương trồng được 632,01 ha, giảm 35,76% (vụ đông xuân 333,71 ha, vụ mùa 298,30 ha); sản lượng sơ bộ vụ đông xuân đạt 417,17 tấn, giảm 42,29%. Cây lạc trồng được 1.175,62 ha, giảm 4,80% (vụ đông xuân 718,18 ha, vụ mùa 457,44 ha); sản lượng sơ bộ vụ đông xuân thu được 906,55 tấn, giảm 14,05%.

+ Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh: Gieo trồng được 3.370,48 ha, tăng 2,42% so với cùng kỳ năm trước (vụ đông xuân 2.968,55 ha, vụ mùa đã gieo trồng được 401,93 ha). Trong đó: Diện tích gieo trồng rau các loại 3.245,77 ha, tăng 2,97%, sản lượng đã thu hoạch được 48.459,42 tấn, tăng 2,34%; diện tích gieo trồng đậu các loại 124,71 ha, giảm 10,03%, diện tích đậu các loại giảm chủ yếu tại huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Tủa Chùa, nguyên nhân giảm do hiệu quả kinh tế không cao, chủ yếu là giống địa phương năng suất thấp nên diện tích được bà con chuyển sang trồng các loại rau và một số diện tích chuyển sang trồng sắn; sản lượng thu hoạch được 151,36 tấn, giảm 6,16%.

- Cây lâu năm: 

Dự ước trong 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng thu hoạch một số loại cây chủ yếu như sau: Cây chè búp diện tích hiện có 614,09 ha; sản lượng ước đạt 64,50 tấn, tăng 58,01%. Cây cao su diện tích hiện có 5.016,53 ha. Diện tích khai thác 3.146,40 ha cao su; sản lượng đạt 1.388,23 tấn, tăng 9,39%. Cây xoài diện tích hiện có 682,51 ha, tăng 1,97%; sản lượng thu được 868,67 tấn, tăng 21,47%. Cây dứa diện tích hiện có 469,82 ha, tăng 7,69%; nguyên nhân do cây dứa phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, phát triển tốt trên các đồi thấp, nhanh cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao nên trong năm người dân tiếp tục triển khai trồng mới (chủ yếu tại huyện Mường Chà); sản lượng thu được 2.593,47 tấn, tăng 7,57%. Cây mận diện tích hiện có 135,12 ha, tăng 86,55%; diện tích tăng chủ yếu tại thành phố Điện Biên Phủ do dự án ICLAP của Viện Nông Lâm giống cây ăn quả Hà Nội hỗ trợ cây giống và phân bón cho bà con trồng; sản lượng thu được 426,74 tấn, tăng 1,26%. Cây Mắc ca diện tích hiện có 3.068,49 ha, chiếm tỷ trọng 48,70% so với tổng diện tích cây ăn quả, tăng 14,48%; diện tích mắc ca tăng do được đầu tư trồng mới tại thành phố Điện Biên Phủ 45,0 ha, huyện Điện Biên 479,70 ha, Điện Biên Đông 430,00 ha.

Nhìn chung, ước sản lượng các loại cây ăn quả trong 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, thời tiết trong 6 tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho các loại cây ăn quả sinh trưởng và phát triển; bên cạnh đó, bà con đã quan tâm đầu tư chăm sóc cho cây trồng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như chuối, dứa, chanh, bưởi, xoài Đài Loan, Mắc ca…

Tình hình sâu bệnh trên cây trồng: Trong tháng trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều loại sâu, bệnh gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng với tổng diện tích 4.607,50 ha, giảm 902,50 ha so với tháng trước, tăng 240,50 ha so với cùng kỳ năm trước (diện tích phòng trừ 1.715,0 ha), trong đó: Trên cây lúa đông xuân diện tích nhiễm 3.079,40 ha, giảm 1.456,0 ha so với tháng trước; giảm 683,60 so với cùng kỳ năm trước; cây lúa mùa diện tích nhiễm 312,80 ha, giảm 470,20 ha so với cùng kỳ năm trước. Trên các cây trồng khác: cây ngô 278,40 ha; cây cà phê 515,20 ha; cây ăn quả 279,0 ha; cây rừng (thông, keo) 110,70 ha... Các địa phương đã tích cực kiểm tra, phát hiện và thực hiện các biện pháp kỹ thuật phun thuốc phòng trừ kịp thời ngăn chặn không để sâu, bệnh hại cây trồng lây lan ra diện rộng.    

b. Chăn nuôi: 

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, từ ngày 15/5/2022 đến ngày 14/6/2022 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát tại 5/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh Điện Biên với tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy là 353 con; bệnh Tụ huyết trùng vẫn xảy ra rải rác trên địa bàn huyện Điện Biên làm chết 5 con trâu, bò; 02 con lợn. Trong tháng đã tiêm phòng dịch bệnh được 19.173 liều vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.059 liều vắc xin Nhiệt thán cho trâu, bò; 21.175 liều vắc xin Dịch tả cho lợn cổ điển và 3.605 liều vắc xin bệnh dại chó.

Ước tính số lượng đầu con gia súc, gia cầm tháng 6 so với cùng kỳ như sau: Đàn trâu 135.204 con, tăng 2,94%; đàn bò 95.570 con, tăng 12,89%; đàn lợn 303.502 con, tăng 1,94%; đàn gia cầm 4.642,67 nghìn con, tăng 2,59% (trong đó: gà 3.565,16 nghìn con, tăng 2,99%).

Biểu 1: Sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng tháng 6, quý II, 6 tháng như sau:

Nội dung

Tháng 6 (Tấn)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Quý II (Tấn)

So với quý I (%)

6 tháng (tấn)

6 tháng so với cùng kỳ năm trước (%)

Trâu

217,42

100,05

659,99

93,75

1.364,0

100,44

184,55

102,50

568,38

98,60

1.144,85

102,12

Lợn

988,12

101,45

2.966,57

90,16

6.256,81

101,13

Gia cầm

395,73

103,74

1.185,19

95,29

2.428,99

102,24

Trứng gia cầm (Tr.quả)

6,39

102,77

19,42

90,63

40,85

100,98

Theo báo cáo của Chi cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm tình hình dịch bệnh của tỉnh xảy ra như sau: trâu, bò 77 con chết do bệnh Tụ huyết trùng; lợn 1.036 con chết chủ yếu do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Công tác phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm: ngành chức năng phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm thực hiện được 19.173 liều vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.059 liều vắc xin Nhiệt thán cho trâu, bò; 21.175 liều vắc xin Dịch tả cho lợn cổ điển và 16.988 liều vắc xin bệnh dại chó.

6.2. Sản xuất lâm nghiệp:

Trong tháng toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, tuy nhiên hiện tượng vi phạm các quy định về QLBVR vẫn còn. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong tháng 6 đã xảy ra 28 vụ vi phạm các quy định về QLBVR, trong đó: Phá rừng trái phép 24 vụ,  diện tích rừng bị phá 1,57 ha; nguyên nhân, do người dân đốt nương, phá rừng làm nương, rẫy; mua bán, vận chuyển, cất giữ,… lâm sản trái phép 04 vụ, cơ quan chức năng thu giữ 0,72m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách trong tháng là 75,78 triệu đồng.

Dự ước 6 tháng đầu năm 2022: Các ngành chức năng duy trì phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và tích cực tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khoanh nuôi rừng tái sinh và chăm sóc diện tích rừng đã trồng, đồng thời triển khai công tác khảo sát, quy hoạch và chuẩn bị đất, giống cây lâm nghiệp để trồng rừng mới. Dự ước 6 tháng đầu năm 2022 diện tích rừng trồng được chăm sóc 701,81 ha, giảm 27,25% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 17.901,13 ha, tăng 11,16%. Trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp phân tán trong 6 tháng đầu năm chưa thực hiện. Diện tích rừng được bảo vệ 160.230 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,27%. 

Trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã xảy ra 248 vụ vi phạm các quy định về QLBVR, trong đó: Phá rừng trái phép 170 vụ, diện tích rừng bị phá 40,59 ha, nguyên nhân chủ yếu do bà con phá rừng làm nương rẫy tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố; khai thác rừng trái phép 19 vụ; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng 2 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 31 vụ; tàng trữ, mua bán, lâm sản trái pháp luật 22 vụ; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản 3 vụ, cơ quan chức năng đã tịch thu 47,98 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp cho ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 671,67 triệu đồng.

Biểu 02: Sản lượng gỗ và củi khai thác 6 tháng, quý II và 6 tháng năm 2022

TT

Nội dung

Tháng 6

Tháng 6 so với cùng kỳ (%)

Quý II

Quý II so với quý I (%)

6 tháng

6 tháng so với cùng kỳ (%)

1

Gỗ (m3)

1.038

96,56

3.275

106,40

6.353

96,54

2

Củi (ster)

69.977

97,37

205.579

105,29

400.829

97,77

6.3. Thủy sản:

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 phát triển khá tốt, quy mô nuôi trồng và khai thác đã được các cơ sở quan tâm đầu tư và mở rộng; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác đã góp phần cung cấp thực phẩm đáng kể cho thị trường tiêu dùng trong tỉnh; trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn là 2.728,01 ha, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Mô hình nuôi cá lồng trên các hồ chứa nước vẫn được quan tâm đầu tư phát triển, số lồng bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ước có 268 lồng, tổng thể tích ước đạt 39.992 m3. Mô hình nuôi cá bể bồn đem lại hiệu quả kinh tế cao nên vẫn được bà con duy trì phát triển tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo với 15.000 m3 bể nuôi các loại cá đặc sản, trong đó, 9.000 m3 bể nuôi cá hồi và 6.000 m3 bể nuôi cá tầm. 

Biểu 03: Sản lượng thủy sản tháng 6, quý II và 6 tháng năm 2022

Nội dung

Tháng 6 (tấn)

Tháng 6 so với cùng kỳ (%)

Quý II (tấn)

Quý II so với quý I (%)

6 tháng (tấn)

6 tháng so với cùng kỳ (%)

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác

369,86

108,34

1.119,12

100,26

2.235,36

107,79

Thuỷ sản nuôi trồng

350,30

108,57

1.052,81

100,94

2.095,80

108,10

 Thuỷ sản khai thác

19,56

104,32

66,31

90,53

139,56

103,25

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng rét đậm, rét hại, thiếu nước, giông lốc mưa dông, sét, mưa lớn, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương. Song được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, chính quyền các cấp cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng với các địa phương nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đạt những kết quả: sản xuất vụ đông và lúa vụ đông xuân đảm bảo thời vụ; đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đang có xu hướng phát triển tốt; công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và chăm sóc diện tích rừng đã trồng được duy trì thường xuyên;....  Do đặc thù của một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư phân tán nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh vẫn còn mang tính tập quán, tự phát, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư của nông dân còn nhiều hạn chế, một số nơi còn sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng thấp. Sản xuất cây trồng trên nương chủ yếu là canh tác quảng canh, không bền vững dẫn đến năng suất thấp, đất bị bạc màu. Những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để mở rộng.v.v.; tình trạng di dân trái phép vẫn còn xảy ra ở một số địa phương vùng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất.

7. Sản xuất công nghiệp 

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay có mức tăng trưởng khá, tuy nhiên tốc độ tăng giữa các ngành chưa đồng đều và chỉ tập trung tăng chủ yếu ở ngành khai khoáng, sản xuất thủy điện và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị). 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 ước tính tăng 21,53% so với tháng trước và tăng 24,70% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng giảm 17,16% và tăng 25,76%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,13% và 1,67%; sản xuất và phân phối điện tăng 77,17% và 68,35%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,60% và 2,85%. 

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THÁNG 6/2022 SO VỚI CÙNG KỲ

Ước tính quý II chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng tăng 26,26%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,25%; sản xuất và phân phối điện tăng 51,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,20%. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng tăng 17,68%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,25%; sản xuất và phân phối điện tăng 38,86%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,33%. Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các ngành khai khoáng có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai thác than cứng và than non tăng 234,12%; khai khoáng khác tăng 14,12%; khai thác quặng kim loại tăng 8,75%. Công nghiệp chế biến, chế tạo có một số ngành đạt mức tăng cao và khá: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 35,68%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 11,26%; in sao chép bản ghi các loại tăng 7,62%; sản xuất đồ uống tăng 6,61%.

Chỉ số tiêu thụ dự ước ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với tháng trước giảm 1,36% và 20,44% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm giảm 15,73% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ thấp so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 14,22%; sản xuất gường tủ bàn ghế giảm 9,53%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ: In sao chép bản ghi các loại tăng 3,07%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 4,40%.  

Trong 6 tháng đầu năm 2022, một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: Than đá (than cứng) loại khác tăng 177,31%; điện sản xuất tăng 42,97%; đá xây dựng tăng 13,46%, điện thương phẩm tăng 7,58%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 6,98%; bên cạnh đó một số đơn vị sản xuất ngành chế biến đã bị sụt giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước như: Xi măng Điện Biên giảm 11,75%; bàn bằng gỗ các loại giảm 5,28%; đồ nội thất bằng gỗ chưa được phân vào đâu giảm 5,58%. 

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 57,18% so với tháng trước và giảm sâu so với cùng kỳ năm trước 99,57%; trong đó: sản xuất xi măng giảm 99,68%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 16,66%. Là ngành chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng giảm đây là tín hiệu đáng mừng.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 6 ổn định so với tháng trước và tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,68%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,92%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,04% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,67%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,14%).  

8. Thương mại, dịch vụ, vận tải

8.1. Hoạt động thương mại và dịch vụ

Trong 6 tháng đầu năm 2022, đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại trong quý I. Ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, ổn định; UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai kịp thời có hiệu quả các phương án mở cửa, phục hồi hoạt động du lịch, vận tải; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch; tổ chức thành công Lễ Hội Hoa Ban năm 2022. Có nhiều chính sách kích – cầu đã thu hút khách du lịch tăng trưởng rất nhanh từ đầu quý II. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2022 ước đạt 1.328,83 tỷ đồng, tăng 1,54% so với tháng trước, tăng 50,28% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 04: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6, quý II và 6 tháng năm 2022

 

Tháng 6
(Tỷ đồng)

Quý II
(Tỷ đồng)

6 tháng
(Tỷ đồng)

Tháng 6

Quý II

6 tháng

So với cùng kỳ (%)

Tổng số

1.208,61

3.509,99

6.596,73

150,60

142,99

134,41

Lương thực, thực phẩm

444,98

1.286,76

2.381,92

159,28

149,29

137,99

Hàng may mặc

65,24

191,56

361,98

149,86

142,12

133,23

Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình

135,93

396,27

747,07

150,36

142,62

134,98

Vật phẩm văn hóa giáo dục

16,22

47,93

90,98

138,94

134,61

125,55

Gỗ và vật liệu xây dựng

198,99

576,01

1.092,90

147,28

140,77

134,75

Ô tô các loại

4,59

13,58

26,21

124,22

121,39

116,45

Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng)

95,34

282,65

551,05

127,35

124,99

121,40

Xăng dầu các loại

144,61

413,02

769,36

160,63

150,49

140,60

Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu)

8,04

23,04

42,80

152,38

145,44

131,72

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

4,22

12,45

23,96

133,11

130,49

123,24

Hàng hóa khác

44,20

129,52

244,54

147,58

141,71

133,15

Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy và xe có động cơ

46,25

137,20

263,96

130,53

128,58

123,39

* Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống:

Tháng 6 ước đạt 59,48 tỷ đồng, tăng 2,43% so với thực hiện tháng trước, tăng 55,92% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ lưu trú đạt 5,25 tỷ đồng, tăng 3,10% so với tháng trước, tăng 75,49% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ ăn uống đạt 54,23 tỷ đồng, tăng 2,37% so với với tháng trước, tăng 54,26% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ ăn uống có mức tăng do tình hình dịch bệnh trong tháng 6 đã ổn định lượng khách du lịch tăng, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình cũng tăng cao; bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng làm cho doanh thu của các quán bia và quán nước giải khát tăng khá cao. 

Biểu 05: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý II và 6 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng khá được thể hiện biểu sau:

Nội dung

Quý II

(Tỷ đồng)

6 tháng

 (Tỷ đồng)

Quý II so với cùng kỳ

(%)

6 tháng so với cùng kỳ

(%)

Tổng số

168,48

310,90

145,30

129,69

Dịch vụ lưu trú

14,59

25,09

156,25

128,80

Dịch vụ ăn uống

153,90

285,81

144,35

129,76

8.2. Hoạt động Vận tải - Bưu chính viễn thông

a. Vận tải: 

Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng 6 đạt 93,40 tỷ đồng, tăng 3,36% so với tháng trước, tăng 56,77% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách đạt 16,53 tỷ đồng, tăng 4,21% so với tháng trước, tăng 139,87% so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đạt 75,39 tỷ đồng, tăng 3,16% so với tháng trước, tăng 43,73% so cùng kỳ năm trước. 

Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 151,40 nghìn hành khách, tăng 2,93% so với tháng trước, tăng 140,52% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển đạt 23,86 triệu HK.Km, tăng 3,13% so với tháng trước, tăng 130,91% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 479,25 nghìn tấn, tăng 2,53% so với tháng trước, tăng 38,73% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 22,08 triệu tấn.Km, tăng 2,37% so với tháng trước, tăng 39,82% so với cùng kỳ năm trước. 

Biểu 06: Doanh thu, khối lượng vận tải quý II, 6 tháng 

 TT

Nội dung

Quý II (Tỷ đồng)

6 tháng (Tỷ đồng)

Quý II

6 tháng

So với cùng kỳ (%)

I

Doanh thu vận tải

265,16

480,39

147,16

130,43

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Vận tải hành khách

44,92

75,49

212,07

154,72

2

Vận tải hàng hóa

216,36

399,30

136,86

125,84

II

Khối lượng vận tải

 

 

 

 

1

Vận tải hành khách

 

 

 

 

a

Vận chuyển (Nghìn HK)

414,89

698,43

214,08

155,29

b

Luân chuyển (Triệu HK.km)

65,12

108,95

206,09

152,76

2

Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

a

Vận chuyển (Nghìn tấn)

1.380,06

2.578,24

132,48

123,63

b

Luân chuyển (Triệu tấn.km)

63,95

118,81

133,82

124,35

* Vận tải hàng không:

Doanh thu dịch vụ của cảng hàng không Điện Biên ước quý II đạt 2,73 tỷ đồng, tăng 15,81% so quý trước, tăng 518,58% so cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua cụm cảng hàng không ước quý II đạt 43.577 hành khách (chiều đi là 21.954 hành khách, chiều đến là 21.623 hành khách), so với quý trước số lượt khách tăng 26,73% (chiều đi tăng 27,91%; chiều đến tăng 25,55%), so với cùng kỳ năm trước tăng 571,03% (chiều khách đi tăng 598,73%; chiều khách đến tăng 545,08%). 

Ước 6 tháng đầu năm doanh thu dịch vụ cảng hàng không Điện Biên đạt 5,08 tỷ đồng, tăng 284,81% so cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua cụm càng hàng không ước 6 tháng đầu năm đạt 77.964 hành khách (chiều đi là 39.118 hành khách, chiều đến là 38.846 hành khách), so với cùng kỳ năm trước tăng 361,68% (chiều đi tăng 372,90%; chiều đến tăng 350,91%).

 Số lượng hàng hóa bốc xếp qua Cảng hàng không ước quý II đạt 3,68 tấn, tăng 3,68 tấn so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước; ước 6 tháng đầu năm đạt 3,68 tấn, tăng 156,41% so cùng kỳ năm trước.

b. Bưu chính viễn thông:

Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ước quý II năm 2022 đạt 233,98 tỷ đồng, so với quý trước tăng 0,32%, tăng 18,60% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ bưu chính đạt 37,21 tỷ đồng, tăng 1,31% và 3,30%; dịch vụ viễn thông đạt 196,78 tỷ đồng, tăng 0,14% và 22,02%). Doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 467,20 tỷ đồng, tăng 34,03% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ bưu chính đạt 73,92 tỷ đồng, tăng 4,73%; dịch vụ viễn thông đạt 393,28 tỷ đồng, tăng 41,47%).

Số thuê bao điện thoại ước 6 tháng đầu năm đạt 559.370 thuê bao, tăng 17,22% so với cùng kỳ năm trước (thuê bao cố định 6.372 thuê bao, giảm 8,40%; thuê bao di động 552.998 thuê bao, tăng 17,60%).

Số thuê bao internet ước 6 tháng đầu năm đạt 53.563 thuê bao, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,70%.

B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Dân số, đời sống dân cư, lao động, việc làm

a. Dân số: Dân số trung bình tỉnh Điện Biên năm 2022 ước tính 636.721 người, tăng 1,86% so với năm 2021; trong đó nữ  313.435 người, chiếm 49,23%; nam 323.286 người, chiếm 50,77%; dân số thành thị 96.703 người, chiếm 15,19%; dân số nông thôn 540.018 người, chiếm 84,81%. Ước năm 2022 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,98‰, tỷ lệ sinh 20,98‰, tỷ lệ chết 7.00‰, tỷ lệ tăng dân số chung 1,86% và mức giảm tỷ lệ sinh 0,45‰.

b. Đời sống dân cư

* Đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương: 

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên 6 tháng đầu năm 2022, nhìn chung vẫn giữ được ổn định; thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp và khối hành chính sự nghiệp không bị ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, Công đoàn Viên chức tỉnh tiếp tục làm tốt công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đoàn viên công đoàn tích cức tham gia thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. Khối cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động, trợ giúp thăm hỏi nhau lúc khó khăn được duy trì thường xuyên. Ước 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập người lao động trong khu vực Nhà nước là 7.960 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 6.760 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.710 ngàn đồng/người/tháng

* Đời sống dân cư nông thôn:

Đời sống dân cư khu vực nông thôn mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi và chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên các cấp chính quyền đã kịp thời quan tâm động viên và khắc phục được những khó khăn đời sống dân cư ở khu vực nông thôn đã được cải thiện so với năm trước. Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy tác dụng tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân khu vực nông thôn nâng cao mức sống.

* Tình hình thiếu đói trong dân cư:

 Trong tháng tình hình đời sống nhân dân ổn định, không phát sinh thiếu đói trong dân. Lũy kế từ ngày 15/12/2021 đến ngày 15/6/2022, trên địa tỉnh có 12.742 hộ thiếu đói với 59.300 khẩu thiếu đói, xảy ra tại 09/10 huyện, thị xã, thành phố. So với cùng kỳ năm trước, số hộ thiếu đói tăng 12,70%, bằng 1.436 hộ; số nhân khẩu thiếu đói tăng 14,41%, bằng 7.471 nhân khẩu. Tổng số gạo được cứu trợ là 889,51 tấn cho 12.742 hộ thiếu đói giáp hạt.

* Công tác an sinh xã hội:

- Thực hiện chính sách với người có công: 

Nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công và thân nhân 3.870 suất quà, với số tiền 1.407,2 triệu đồng. 

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách, người có công 6 tháng đầu năm 2022 tỉnh Điện Biên đã thực hiện được (theo nguồn hỗ trợ của tỉnh và huyện) đã sửa chữa và xây mới 4 nhà tình thương và mái ấm công đoàn 4 nhà bằng 125 triệu đồng; đã xây dựng, sửa chữa và bàn giao 211 nhà đại đoàn kết bằng 9.260 triệu đồng; sổ tiết kiệm là 12 sổ bằng 60 triệu đồng.

Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho 18 đối tượng người có công, số tiền 15,82 triệu đồng. Ban hành Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 229 thân nhân liệt sĩ. Di chuyển 02 hài cốt liệt sĩ về quê nhà.

- Bảo trợ xã hội: 

6 tháng đầu năm 2022, Sở Lao động và TBXH tỉnh phối kết hợp với các ngành đã kịp thời quan tâm thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách, các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, một số đơn vị trực Tết trong dịp tết Nhân Dần năm 2022, từ kinh phí của cấp huyện, nguồn vận động hỗ trợ các tập thể, cá nhân, toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận hỗ trợ, tặng 21.595 suất quà Tết cho hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội người cao tuổi, trẻ em và các đối tượng xã hội khác, với số tiền 12.658,9 triệu đồng. UBND tỉnh phê duyệt danh sách 140 người cao tuổi thọ 100 tuổi và 476 người cao tuổi thọ 90 tuổi được tặng quà chúc thọ, mừng thọ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 

Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế tính đến ngày 16 tháng 6 năm 2022 đã phát miễn phí 449.033 thẻ cho đối tượng là: Trẻ em dưới 6 tuổi 77.561 thẻ,  bảo trợ xã hội và cựu chiến binh 9.010 thẻ, người nghèo 196.140 thẻ, cận nghèo là 5.205 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn là 161.117 thẻ.

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 2/6/2022, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hỗ trợ cho 757 người sử dụng lao động, 20.423 người lao động, với tổng số tiền 23.017,21 triệu đồng (trong đó trong năm 2021 đã thực hiện hỗ trợ được 8.530 triệu đồng).

* Tình hình xóa đói giảm nghèo: 

Các chính sách xã hội như trợ cấp, cứu đói, được quan tâm thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức cấp phát 347,82 tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết nguyên đán cho 5.568 hộ với 23.188 khẩu. Năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025): Tổng số hộ nghèo 47.233 hộ, chiếm tỷ lệ hộ nghèo 34,9% tổng số hộ dân cư (trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số 46.804 hộ, chiếm tỷ lệ 44,95% tổng số hộ dân tộc thiểu số); số hộ cận nghèo 10.343 hộ, chiếm tỷ lệ 7,64% tổng số hộ dân cư. 

* Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Dự ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 5.441 lao động, tăng 10,28 % so với cùng kỳ năm trước, đạt 61,13% kế hoạch.  Bao gồm: Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 1.484 lao động; tuyển dụng vào cơ quan HCSN, đảng, đoàn thể 71 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 1.824 lao động; xuất khẩu lao động 10 lao động; tuyển dụng vào doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong tỉnh 163 lao động; thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác là 1.889 lao động.

Tuyển mới đào tạo nghề cho 3.321 người, đạt 40,75% kế hoạch (tăng 45,91% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó chia theo cấp trình độ đào tạo: Cao đẳng 105 người; Trung cấp 113 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 3.103 người (có 715 lao động nông thôn được hỗ trợ kinh phí học nghề; 106 người do doanh nghiệp ngoài tỉnh tuyển sinh, đào tạo và bố trí việc làm). 

2. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2021-2022, công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đạt những kết quả quan trọng: Quy mô, mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập ; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cả 03 cấp học  đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng, đúng quy định và phù hợp điều kiện thực tế. Các chỉ tiêu huy động dân số trong độ tuổi đến trường cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch giao . Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục duy trì vững chắc và từng bước nâng cao các chỉ số, tiêu chí đạt chuẩn theo quy định. Tỉnh đã hoàn thành xóa mù chữ mức độ 2; thực hiện PCGD tiểu học mức độ 3 đạt 122/129 xã (đạt chỉ tiêu kế hoạch) và thực hiện PCGD THCS mức độ 3 đạt 85 xã (đạt kế hoạch giao). Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các cấp, các ngành về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Kịp thời phát hiện và hướng dẫn xử lý trường hợp nhiễm COVID-19 trong trường học. Kịp thời tư vấn, hỗ trợ cơ sở tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tổ chức các hình thức dạy học, các hoạt động giáo dục phù hợp; giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục quyết định hình thức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Từ tháng 4/2022, 100% cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh đã trở lại học trực tiếp; tỷ lệ học sinh ra lớp của các cấp học được duy trì ổn định (cấp học MN đạt 82,7%, Tiểu học đạt 98,5%, THCS đạt 94,4%; THPT đạt 95,7%, GDTX đạt 97,3%). 

Các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh (Cao đẳng Y tế, Sư phạm, Nghề, Kinh tế - Kỹ thuật) đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo theo đúng quy chế, chất lượng đào tạo cơ bản đảm bảo, phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề và thực tiễn của địa phương. Tổng quy mô đào tạo chính quy là 1.739 người (trong đó tuyển mới hệ chính quy 875 người (gồm Cao đẳng 427 người, Trung cấp 448 người), tăng 142 người tương đương tăng 9,0% so với cùng kỳ năm học trước, đạt 99,0% chỉ tiêu kế hoạch. Các hình thức đào tạo liên thông, liên kết khác tiếp tục được triển khai với số lượng tuyển mới là 2.723 người, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước (liên kết đào tạo trình độ đại học 2.683 người; đào tạo liên thông trình độ cao đẳng là 40 người; không liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ). 

3. Y tế

* Công tác phòng chống dịch bệnh:

 Được triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, như: Tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác, đặc biệt là các bệnh lây qua đường tiêu hóa và các dịch bệnh mùa hè; duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng đủ thuốc, hóa chất, vật tư để chủ động đối phó với dịch, nhất là khi có tình huống khẩn cấp; báo cáo kịp thời công tác dịch bệnh theo quy định. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức giúp cho người dân hiểu và chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 6 cơ bản đã được kiểm soát. Lũy tích, đến 18h ngày 19/5/2022 trên địa bàn toàn tỉnh có 91.093 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi bệnh và ra viện 88.261 ca (có 20 ca tử vong). 

Ngành y tế tiếp tục tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo các Kế hoạch của UBND tỉnh. Kết quả: Lũy tích đến ngày 14/6/2022, Tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên được tiêm: 01 mũi vắc xin đạt 99,3%; 02 mũi vắc xin đạt 95%; nhắc lại mũi 3 lần 1 đạt 67,4%; nhắc lại mũi 3 lần 2 đạt 7,4%. Tỷ lệ tiêm chủng từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm: 01 mũi vắc xin đạt 99,6%; đủ 02 mũi vắc xin đạt 95,6%. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em từ 5-12 tuổi được tiêm: đủ 01 mũi vắc xin đạt 51,7%, đủ 02 mũi vắc xin đạt 17,6%.

* Tình hình dịch bệnh:

Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ dịch do bệnh truyền nhiễm khác gây ra.

 Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 31/5/2022, có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.683 ca nhiễm HIV (02 ca mắc mới được phát hiện trong tháng); tích lũy số ca AIDS là 5.503 (01 ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng); tử vong do AIDS lũy tích 3.992 ca (12 ca tử vong mới trong tháng). Tổng số ca nhiễm HIV quản lý được là 3.427 chiếm 94,0% người nhiễm HIV trên địa bàn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,54%.

* Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm: 

Tăng cường kiểm tra, giám sát liên ngành từ tỉnh đến huyện về vệ sinh ATTP tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh trong các đợt cao điểm và các dịp lễ hội của tỉnh, tết Nguyên đán. Đã tổ chức 138 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP tại các huyện, thị xã thành phố. Kết quả đã có 1.643/1.649 cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm, chiếm 99,6%. Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh. Hiện nay có 93,30% cơ sở được cấp giấy Chứng nhân đủ điều kiện VSATTP. Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xẩy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 02 ca mắc nhưng không có ca tử vong. Nguyên nhân do ngộ độc rượu.

4. Hoạt động văn hóa, Thể dục thể thao, du lịch

Chỉ đạo linh hoạt tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tích cực triển khai công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức trong dịp lễ, tết ; tổ chức thành công Lễ hội Hoa Ban năm 2022 (diễn ra từ ngày 12/3-14/3) với quy mô rút gọn, đạt mục tiêu tiết kiệm và an toàn phòng, chống dịch covid-19; tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và phát động Chương trình mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội; tổ chức Đại hội TDTT tỉnh Điện Biên lần thứ XI, năm 2022. 

Công tác tuyên truyền, cổ động các hoạt động, sự kiện của tỉnh, của đất nước được thực hiện tập trung ở khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và ở các đơn vị cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú: Các đội tuyên truyền lưu động toàn tỉnh đã thực hiện 350 buổi hoạt động tuyên truyền cho 385 ngàn lượt người; căng treo 1.950 băng, cờ, khẩu hiệu.

Trong 6 tháng đầu năm, có 02 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia . Đến thời điểm báo cáo có 14 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 29 di tích được xếp hạng (trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh). 

Phong trào TDTT quần chúng của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục được duy trì và phát triển tốt, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng ; tiếp tục khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian. Toàn tỉnh có 415 câu lạc bộ và tổ chức được 87 giải và 136 Đại hội TDTT thi đấu thể thao thu hút trên 30.000 người tham gia; các đội tuyển thể thao thành tích cao đã tham gia 2 giải thi đấu thể thao khu vực và toàn quốc đạt 11 huy chương các loại. 

Dự ước trong tháng đón khoảng 104.975 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 212 lượt người. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch tới tỉnh Điện Biên đạt 331.250 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 465 lượt. Sở Văn hóa thường xuyên cập nhật tin, bài, ảnh, clip tuyên truyền, quảng bá trên các trang thông tin điện tử như: dulichdienbien.vn và các trang mạng xã hội.

5. Tai nạn giao thông, cháy, nổ, vi phạm môi trường, thiệt hại do thiên tai:

*Tai nạn giao thông: Trên địa bàn tỉnh (từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/5/2022) không xẩy ra tai nạn giao thông. Lũy kế từ 15/11/2021 đến 14/5/2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 14 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 15 người chết, 5 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 22,22%, số người chết tăng 114,29%, số người bị thương giảm 73,68%. Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ, không đi đúng làn đường quy định và phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn kỹ thuật và các nguyên nhân khác.

* Cháy nổ: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xẩy ra 1 vụ cháy tại huyện Nậm Pồ, không gây thiệt hại về người, thiệt hại ước tính khoảng 150 triệu đồng. Nguyên nhân cháy do sự cố thiết bị điện. Lũy kế từ 15/11/2021 đến 14/5/2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xẩy ra 2 vụ cháy ( 1 vụ cháy nhà, 1 vụ cháy xe ô tô chở vật liệu xây dựng), không gây thiệt hại về người, ước tính thiệt hại khoảng 550 triệu đồng. Nguyên nhân cháy là do sự cố hệ thống, thiết bị điện. So cùng kỳ năm trước số vụ giảm 81,82%, bằng 9 vụ; số thiệt hại giảm 88,76 %, bằng 4.345 triệu đồng. 

* Vi phạm môi trường: Số vụ vi phạm môi trường trong tháng 6 là 28 vụ; số vụ được xử lý 27 vụ với tổng số tiền xử phạt 75,78 triệu đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm số vụ vi phạm môi trường 248 vụ, tăng 53,09%; số vụ được xử lý 200 vụ, tăng 40,85% với tổng số tiền xử phạt 671,67 triệu đồng, tăng 96,13%. Chủ yếu là phá rừng làm nương.

* Thiệt hại do thiên tai: 

Từ ngày 19/5 đến ngày 17/6/2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 đợt mưa lớn, lũ ngập lụt, dông sét kèm gió giật mạnh đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân như sau: làm 3 người bị chết và 2 người bị thương; 116 ngôi nhà; 165,11 ha diện tích lúa; 43,34 ha diện tích ngô và hoa màu; 75 con gia súc gia cầm bị chết; 15,48 ha diện tích nuôi cá bị thiệt hại; 6 điểm trường; 33.078 m3 đất đá vùi lấp đường và rãnh dọc; 220 m2 mặt đường bị hư hỏng; 984 m kênh thủy lợi hư hỏng. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 25,31 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm tới thời điểm báo cáo thiên tai làm thiệt hại: 6 người bị chết và 4 người bị thương; 475 nhà; 804,39 ha lúa; 74,85 ha ngô, sắn, hoa màu, rau màu; 5,19 ha diện tích cây trồng khác; 826 con gia súc, gia cầm bị chết hoặc cuốn trôi (751 con gia súc); 23,9 ha diện tích nuôi cá; 200 kg cá bị cuốn trôi; thiệt hại về thủy lợi: có 2 đập bị sạt lở hư hỏng, 38 công trình bị hư hỏng ảnh hưởng do thiên tai, khối lượng đất đá vùi lấp kênh 1.744 m3, chiều dài kênh bị sạt gãy vùi lấp hư hỏng 3.130 m; thiệt hại về giao thông: chiều dài đường sạt lở hư hỏng 6.047,6 m, hư hỏng rãnh dọc 740 m, khối lượng đất sạt xuống đường 296.975,5 m3, hư hỏng mặt đường 98.040,2 m2, 12 cầu bị hư hỏng; có 17 trường,điểm trường, 3 cơ sở y tế bị thiệt hại và một số thiệt hại khác. Ước tính giá trị thiệt hại là 79,57 tỷ đồng.

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên

Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây