I. KINH TẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp trong tháng Mười một tập trung vào thu hoạch lúa, các loại cây hoa màu vụ mùa và gieo trồng một số cây hàng năm khác vụ đông 2025; tiếp tục chú trọng chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng; duy trì phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
a) Nông nghiệp
* Trồng trọt
Lúa mùa: Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh thu hoạch được 44.561,84 ha, giảm 2,37% so chính thức cùng kỳ năm trước (trong đó: lúa ruộng 21.071,27 ha, tăng 0,65%; lúa nương 23.490,57 ha, giảm 4,92% ); ước năng suất thu hoạch 33,85 tạ/ha, tăng 2,2%; sản lượng đạt 150.852,93 tấn, tăng 0,23% .
Các loại cây hàng năm khác: Cùng với việc thu hoạch lúa, các địa phương đang tiếp tục chăm sóc và thu hoạch các loại cây hoa màu vụ mùa, tiến độ thu hoạch các cây hoa màu vụ mùa 6.678,15 ha, giảm 6,01% .
Gieo trồng cây vụ đông năm 2025: Hiện nay đang tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp, ước toàn tỉnh gieo trồng được 990,74 ha , tăng 0,02% so với cùng kỳ năm trước.
Cây lâu năm: Trong tháng, các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc những diện tích hiện có để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với việc chăm sóc các loại cây trồng bà con nông dân tranh thủ thu hoạch sản phẩm một số cây như cà phê, cao su, chè, bưởi, cam, quýt …
Tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng: Tổng diện tích nhiễm sinh vật gây hại trong tháng 1.809,6 ha , giảm 3.723,54 ha so cùng kỳ năm trước; diện tích phòng trừ 434,9 ha.
* Chăn nuôi
Trong tháng, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển tương đối ổn định.
Dự ước số đầu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong tháng và so với cùng kỳ năm trước: Trâu 888 con, tăng 2,9%; bò 914 con, tăng 2,01%; lợn 22.121 con, tăng 3,7%; thịt gia cầm 440 tấn, tăng 7,02%; trứng 8.212,9 nghìn quả, tăng 3%. Số con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong tháng tăng, đặc biệt là sản lượng thịt gia cầm do trong tháng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, Hội chợ du lịch Tây Bắc, liên hoan ẩm thực toàn quốc diễn ra từ 14-17/11/2024, Nhà giáo Việt Nam 20-11-2024...
Tình hình thiệt hại do dịch bệnh : Tổng số con mắc bệnh và chết là 85 con . Công tác tiêm phòng thực hiện được 708.678 liều ; kiểm dịch động vật được 1.405 con gia súc xuất các tỉnh, 345 kg thịt trâu, bò xuất tỉnh. Kiểm soát giết mổ được 461 con trâu bò và 4.514 con lợn.
b) Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tính chung 11 tháng đạt 1.453,7 ha, giảm 9,35% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do trong kỳ chưa bố trí được quỹ đất, nguồn vốn… để thực hiện công tác trồng rừng.
Công tác phát triển Lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng được duy trì thường xuyên . Tháng 11 năm 2024, sản lượng gỗ khai thác 1.265 m3, tăng 8,03%; sản lượng củi khai thác 68.918 ste, tăng 4,17%. Tính chung 11 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt 10.906 m3, giảm 2,08%; sản lượng củi khai thác đạt 716.120 ste, giảm 0,38%.
Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng là 5,09 ha, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, có 114,46 ha rừng bị thiệt hại, tăng 17,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích rừng bị chặt, phá là 92,64 ha, giảm 2,21%; diện tích rừng bị cháy là 21,82 ha, tăng 6,4 lần.
Trong tháng, toàn tỉnh xảy ra 40 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp. Tổng số tiền thu nộp ngân sách trong tháng 204 triệu đồng, lâm sản tịch thu gỗ các loại là 3,126 m3.
c) Thủy sản
Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển tốt, dự ước toàn tỉnh có 2.744,41 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản, giảm 0,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích nuôi cá 2.742,91 ha. Các mô hình nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm, duy trì số lượng 332 lồng với thể tích 45.940 m³; mô hình nuôi cá hồi bằng bể bồn tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo với thể tích 600 m3.
Sản lượng thủy sản tháng 11 năm 2024 ước đạt 441,58 tấn, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 431,96 tấn, tăng 6,47%; tôm đạt 3,68 tấn, tăng 6,98%; thủy sản khác đạt 5,94 tấn, tăng 5,88%. Tính chung 11 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 4.528,3 tấn, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 4.406,37 tấn, tăng 3,94%; tôm đạt 37,35 tấn, giảm 1,94%; thủy sản khác đạt 84,58 tấn, tăng 0,69%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 418,53 tấn, tăng 6,49% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 414,65 tấn, tăng 6,49%; tôm đạt 1,65 tấn, tăng 7,14%; thủy sản khác đạt 2,23 tấn, tăng 6,7%. Tính chung 11 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 4.265,8 tấn, tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 4.219,05 tấn, tăng 4,06%; tôm đạt 14,02 tấn, tăng 2,49%; thủy sản khác đạt 32,73 tấn, tăng 0,86%.
Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 23,05 tấn, tăng 6,03% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 17,31 tấn, tăng 6,07%; tôm đạt 2,03 tấn, tăng 6,84%; thủy sản khác 3,71 tấn, tăng 5,4%. Tính chung 11 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 262,5 tấn, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 187,32 tấn, tăng 1,42%; tôm đạt 23,33 tấn, giảm 4,42%; thủy sản khác đạt 51,85 tấn, tăng 0,58%.
2. Sản xuất công nghiệp
Tháng Mười một, thời tiết nắng ráo thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghiệp ngoài trời. Tuy nhiên thời tiết mùa khô gây nhiều bất lợi cho ngành thủy điện, lưu lượng nước giảm nên sản lượng điện giảm sâu so với tháng trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười một ước tính giảm 11,42% so với tháng trước và tăng 16,29% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 21,54% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 năm 2024 ước tính giảm 11,42% so với tháng trước và tăng 16,29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 17,6% và tăng 11,68%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,05% và tăng 3,35% ; sản xuất và phân phối điện giảm 39,46% và tăng 56,82% ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,33% và tăng 1,08%.
Chỉ số IIP có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa mưa và giảm thấp ở các tháng mùa khô do ngành sản xuất thủy điện chịu tác động từ những yếu tố khách quan của thời tiết và biến đổi khí hậu nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng giảm IIP chung của toàn ngành.
Tính chung mười một tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 21,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,73%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 51,43% ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,78%.
Chỉ số sản xuất Mười một tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất điện tăng 51,43%; sản xuất gường, tủ, bàn ghế tăng 19,08%; sản xuất đồ uống tăng 13,17%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 12,86%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 9,25%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,28%; chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 7,92%. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm sâu: Khai khoáng quặng kim loại giảm 84,58%; khai thác than cứng và than non giảm 36,84%; sản xuất than cốc giảm 45,09%.
Một số sản phẩm công nghiệp trong mười một tháng năm 2024 tăng cao với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất tăng 54,65%; báo in (quy khổ 13cmx19cm) tăng 11,94%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Than đá (than cứng loại khác) giảm 36,84%; sản phẩm in khác giảm 26,01%; xi măng Portland đen giảm 8,98%; gường bằng gỗ các loại giảm 8,33%.
Như vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất điện luôn biến động tăng cao hoặc giảm sâu, nguyên nhân do yếu tố khách quan của thời tiết và biến đổi khí hậu; ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giữ vững đà tăng trưởng dương.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp mười một tháng năm 2024 tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm không đồng đều giữa các ngành, ngành khai khoáng bị giảm sâu do khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và tiêu thụ sản phẩm khai thác than, giá bán than thấp, chi phí cao. Đặc biệt ngành thủy điện tăng cao do mùa mưa năm nay đến sớm, lượng mưa lớn, từ tháng 5 có thêm 01 nhà máy thủy điện phát điện thúc đẩy sản lượng điện tăng cao, tác động tích cực đến chỉ số sản xuất chung của toàn ngành.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2024 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định và tăng 1,45%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,27% và 1,29%. Tính chung 11 tháng năm 2024 số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,92% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,05%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 1,59%) .
3. Đầu tư
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tháng Mười một và mười một tháng năm 2024 đạt thấp, 11 tháng năm 2024 ước tính đạt 15.509,97 tỷ đồng, giảm 3,76% so với cùng kỳ năm trước (Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý giảm 10,06% so với cùng kỳ năm trước và đạt 74,93% kế hoạch).
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười một năm 2024 ước đạt 396,09 tỷ đồng, tăng 10,29% so với tháng trước, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 266,79 tỷ đồng, tăng 10,45%, giảm 30,73%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 115,71 tỷ đồng, tăng 8,72%, tăng 32,64%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 13,59 tỷ đồng, tăng 21,56%, tăng 52,84%.
Tính chung mười một tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 3.410,92 tỷ đồng, giảm 10,06% so với cùng kỳ năm trước và đạt 74,93% kế hoạch năm. Cụ thể: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 2.348,90 tỷ đồng, giảm 18,9% và đạt 77,01%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 969,13 tỷ đồng, tăng 19,71% và đạt 72,59%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 92,89 tỷ đồng, tăng 7,42% và đạt 55,78%.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng Mười một năm 2024 ước đạt 1.687,57 tỷ đồng, tăng 8,13% so với tháng trước, giảm 9,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 756,54 tỷ đồng, tăng 7,36%, giảm 18,77% (vốn Trung ương quản lý đạt 316,62 tỷ đồng, tăng 3,75%, giảm 20,3%; vốn địa phương quản lý đạt 439,92 tỷ đồng, tăng 10,11%, giảm 17,63%); vốn ngoài Nhà nước đạt 931,03 tỷ đồng, tăng 8,76%, tăng 0,51%.
Tính chung mười một tháng năm 2024, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 15.509,97 tỷ đồng, giảm 3,76% so với cùng kỳ năm trước và đạt 74,03% kế hoạch năm. Cụ thể: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 7.058,57 tỷ đồng, giảm 10,93%, đạt 71,87% (vốn Trung ương quản lý đạt 3.250,11 tỷ đồng, giảm 11,5%, đạt 69,09%; vốn địa phương quản lý đạt 3.808,47 tỷ đồng, giảm 10,44%, đạt 74,43%); vốn ngoài Nhà nước đạt 8.451,40 tỷ đồng, tăng 3,18%, đạt 75,93%.
4. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước mười một tháng năm 2024 ước tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước mười một tháng năm 2024 ước tăng 5,58% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định trên địa bàn tỉnh.
a) Thu ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng Mười một năm 2024 ước đạt 170,67 tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước mười một tháng năm 2024 đạt 1.429,95 tỷ đồng, tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Thu nội địa tháng Mười một năm 2024 đạt 169,84 tỷ đồng; lũy kế mười một tháng năm 2024 đạt 1.259,57 tỷ đồng (chiếm 88,09%), giảm 3,65% so với cùng kỳ năm trước.
- Thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu tháng Mười một năm 2024 đạt 0,47 tỷ đồng; lũy kế mười một tháng năm 2024 ước đạt 21,71 tỷ đồng (chiếm 1,52%), giảm 11,67% so với cùng kỳ năm trước.
- Thu viện trợ, các khoản huy động đóng góp tháng Mười một năm 2024 đạt 0,36 tỷ đồng; lũy kế mười một tháng năm 2024 đạt 148,67 tỷ đồng (chiếm 10,4%), tăng 267,32% so với cùng kỳ năm trước.
b) Chi ngân sách Nhà nước
Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng Mười một năm 2024 ước đạt 1.183,09 tỷ đồng. Lũy kế tổng chi ngân sách Nhà nước mười một tháng năm 2024 đạt 13.467,16 tỷ đồng, tăng 5,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 4.144,83 tỷ đồng (chiếm 30,78%), giảm 9,11%; chi thường xuyên đạt 9.311,82 tỷ đồng (chiếm 69,14%), tăng 13,73%.
5. Thương mại, dịch vụ, giá cả, vận tải
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười một năm 2024 ước tăng 1,26% so với tháng trước và tăng 24,72% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 92,12%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 110,23%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười một năm 2024 ước đạt 2.292,02 tỷ đồng, tăng 1,26% so với tháng trước, tăng 24,72% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 24.154,04 tỷ đồng, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.
* Bán lẻ hàng hoá
Phân ngành hoạt động trong tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng Mười một năm 2024 và mười một tháng đầu năm 2024 như sau:
* Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Mười một năm 2024 ước đạt 126,9 tỷ đồng, tăng 0,75% so với tháng trước và tăng 70,97% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 15,44 tỷ đồng, tăng 0,14% và 91,74%; dịch vụ ăn uống đạt 111,46 tỷ đồng, tăng 0,84% và 68,44%. Tính chung mười một tháng đạt 1.508,86 tỷ đồng, tăng 92,12% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 182,98 tỷ đồng, tăng 113,65%; dịch vụ ăn uống đạt 1.325,89 tỷ đồng, tăng 89,49%.
* Dịch vụ khác
Doanh thu một số ngành dịch vụ khác tháng Mười một năm 2024 ước đạt 276,08 tỷ đồng, tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024 đạt 2.963,34 tỷ đồng, tăng 9,72% so với cùng kỳ năm trước.
b) Giá cả
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Mười một năm 2024 giảm 0,02% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười một giảm 0,46% và giảm 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong mức giảm 0,02% của CPI tháng Mười một năm 2024 so với tháng trước có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, 5 nhóm có chỉ số giá tăng và 3 nhóm bình ổn.
(1) Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,15%, cụ thể: Nhóm lương thực tăng 0,71% , do thời gian gối vụ dài trong dân tích trữ lương thực, bên cạnh đó ngô, khoai chưa tới vụ thu hoạch đã tác động làm tăng chỉ số giá các mặt hàng trong nhóm; thực phẩm giảm 0,26% , do giá thịt gia súc, gia cầm như thịt lợn, thịt bò giảm do người dân chọn giống vật nuôi thích hợp, có chất lượng cao, nuôi với quy mô đàn hợp lý, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp phối trộn làm thức ăn để giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả trong chăn nuôi, mặt khác một số loại rau củ đã tới vụ thu hoạch, người dân gieo trồng đại trà đã tác động làm giảm giá bán các sảm phẩm trong nhóm; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,15%.
- Nhóm đồ uống thuốc lá giảm 0,82%, cụ thể: Nước khoáng giảm 0,98%; nước giải khát có ga giảm 4,08%; nước quả ép giảm 1,33%; bia chai giảm 1,89%; bia lon giảm 2,98% do nhiệt độ trong tháng giảm, thời tiết chuyển mùa, nhu cầu sử dụng một số loại đồ uống của người dân ít hơn.
- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%, cụ thể: Vé thuê chỗ chơi thể thao giảm 0,32%; du lịch trong nước giảm 0,27%; du lịch ngoài nước giảm 0,63%; khách sạn giảm 0,75%; nhà khách giảm 0,60%.
(2) Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng:
- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21% , do thời tiết trong tháng chuyển lạnh về sáng và tối, nhu cầu mua sắm của người dân về một số mặt hàng thu đông tăng; trong tháng có ngày lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhu cầu mua sắm một số mặt hàng làm quà tặng như quần áo, giầy dép tăng, đã tác động làm tăng giá bán các sản phẩm trong nhóm.
- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,1%, cụ thể: Vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,35%, do nhu cầu xây dựng của người dân cũng như các công trình công cộng đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành vào dịp cuối năm, bên cạnh đó việc khai thác cát, đá được các cơ quan chức năng thắt chặt đã tác động làm tăng giá bán sản phẩm; giá điện sinh hoạt tăng 0,75%, nhu cầu sử dụng điện trong tháng tăng, ngày 11/10/2024, Bộ công thương cũng đã ban hành quyết định số 2699/QĐ-BCT về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện đã tác động làm tăng chỉ số giá mặt hàng này; trong tháng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ dầu đã tác động làm chỉ số giá dầu tăng 3,49% so với tháng trước.
- Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,25% , các mặt hàng có giá bán tăng như: Máy hút bụi tăng 0,59%; bình nước nóng nhà tắm tăng 1,02%; lò vi sóng, lò nướng, bếp từ tăng 0,76%; ấm, phích nước điện tăng 2,69%; trang thiết bị nhà bếp tăng 0,52%; giường tăng 1,53%; tủ các loại tăng 1,71%; bàn, ghế, sa lông, tràng tử tăng 0,24%; đệm tăng 2,74%; ly, cốc, lọ hoa tăng 1,02%; chiếu, ga chải gường tăng 3,25%; chăn, màn gối tăng 0,78%; thảm, tấm trải sàn tăng 1,85%.
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%. Cụ thể: Nhóm thuốc tim mạch tăng 0,39%; thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn tăng 0,38%; thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viên tăng 0,57%; hóc môn và các thuốc tác động à hệ nội tiết tăng 0,56%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,42%; vitamim và khoáng chất tăng 0,23%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,37%; một số các mặt hàng khác tăng 0,18% do thời thiết thay đổi thất thường số người dân mắc bệnh tăng cao.
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%, cụ thể: Hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,20%; túi xách, va ly, ví tăng 0,51%; đồ trang sức tăng 0,45%; cắt tóc, gội đầu tăng 0,43%; vật dụng về hỉ tăng 0,92%; dich vụ về hỉ tăng 0,91% do nhu cầu mua sắm của người dân về một số mặt hàng trong nhóm tăng, trong tháng có ngày lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã đẩy giá bán các mặt hàng tăng, giá các mặt hàng đồ trang sức tăng do ảnh hưởng từ giá vàng trong nước.
(3) Ba nhóm có chỉ số giá ổn định so với tháng trước là: Nhóm giao thông, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm Giáo dục.
* Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng Mười một năm 2024 tăng 2,37% so với tháng trước, tăng 22,90% so với cùng kỳ năm trước, tăng 17,68% so với tháng 12 năm trước và tăng 122,87% so với kỳ gốc 2019. Bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 19,88%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Mười một năm 2024 tăng 1,92% so với tháng trước, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,49% so với tháng 12 năm trước và tăng 9,14% so với kỳ gốc 2019. Bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 5,04%.
* Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của sản xuất: Chỉ số có mức tăng, giảm tương ứng với giá tiêu dùng trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh Điện Biên.
c) Hoạt động Vận tải
Hoạt động vận tải trong tháng Mười một tiếp tục ghi nhận mức tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận chuyển hành khách tăng 40,7% và luân chuyển hành khách tăng 41,24%; vận chuyển hàng hóa tăng 22,84% và luân chuyển hàng hóa tăng 22,81%.
Tính chung 11 tháng năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 52,69% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 52,53%; vận chuyển hàng hóa tăng 18,01%, luân chuyển hàng hóa tăng 17,88%.
Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng Mười một năm 2024 đạt 160,75 tỷ đồng, tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 27,76% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, doanh thu ước đạt 1.712,39 tỷ đồng, tăng 25,68% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 418,96 tỷ đồng, tăng 52,57%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 17,88%; doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 17,42 tỷ đồng, tăng 223,03%.
Vận tải hành khách tháng Mười một năm 2024 ước đạt 321,46 nghìn hành khách, tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 51,26 triệu lượt HK.km, tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 41,24% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 3.756,94 nghìn hành khách vận chuyển, tăng 52,69% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 592,68 triệu lượt HK.km, tăng 52,23%.
Vận tải hàng hóa tháng Mười một năm 2024 ước đạt 796,25 nghìn tấn, tăng 0,52% so với tháng trước, tăng 22,84% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 36,49 triệu tấn.km, tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 22,81% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024 vận tải hàng hóa đạt 8.299,9 nghìn tấn, tăng 18,01% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 378,64 triệu tấn.km, tăng 17,88% so với cùng kỳ năm trước.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Tình hình đời sống dân cư
Đời sống các tầng lớp dân cư tỉnh Điện Biên trong tháng Mười một năm 2024 nhìn chung ổn định. Thời tiết thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, cơ bản các ngành có mức tăng trưởng ổn định. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội trên địa bàn tỉnh cũng luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm và chú trọng.
Trong tháng không xảy ra thiếu đói. Tính chung mười một tháng năm 2024 tổng số hộ thiếu đói giáp hạt là 9.962 hộ, tổng số người được hỗ trợ là 44.940 người. Tổng số gạo được hỗ trợ là 674,1 tấn.
2. Y tế
a) Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch
Tình hình dịch bệnh: Trong tháng, tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh ổn định, không có ổ dịch nào xảy ra.
Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Tình hình sốt rét và sốt xuất huyết trên địa bàn toàn tỉnh ổn định, không có bệnh nhân mắc sốt rét và sốt xuất huyết.
Công tác phòng chống dịch: Ngành y tế tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn theo Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2024 của UBND tỉnh. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức giúp cho người dân hiểu và chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh.
b) Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 30/10/2024, có 122/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.847 ca nhiễm HIV trong đó: 04 ca mắc mới; tích lũy số ca AIDS là 5.489 (không có ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng); số tử vong lũy tích 4.212 ca, trong đó: tử vong mới trong tháng là 04 ca. Tổng số ca nhiễm HIV được quản lý là 3.416 chiếm 94% người nhiễm HIV trên địa bàn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,52%.
c) Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm: Thành lập 01 đoàn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm tra đối với 05 cơ sở trên địa bàn. Kết quả 100% cơ sở đạt yêu cầu. Tiến hành giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm đối với 258 cơ sở thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Kết quả 257/258 cơ sở đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm (chiếm 99,6%).
Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh. Lũy kế cấp giấy chứng nhận và ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh là 2.003/2.056 cơ sở (chiếm 97,4%).
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các ca, vụ ngộ độc thực phẩm.
3. Giáo dục và đào tạo
Trong tháng, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đặt ra cho toàn ngành giáo dục.
Thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Tiếp tục thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông năm học 2024-2025; bồi dưỡng ôn luyện đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025. Tổ chức Hội nghị chuyên môn cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024-2025. Hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị các điều kiện kiểm tra, công nhận đạt chuẩn, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học, trung học cơ sở. Xóa mù chữ các huyện, thị xã, thành phố.
Tổ chức Giải thi đấu thể thao ngành GDĐT năm 2024 giai đoạn II (thi đấu môn Cầu lông, Bóng bàn, Pickleball, Cờ vua, Cờ tướng). Thực hiện các hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024.
Chuẩn bị điều kiện tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá lớp 9,10,11,12 năm học 2024-2025; Phối hợp chuẩn bị điều kiện tổ chức kỳ thi chọn học giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Văn hoá, thể thao và du lịch
a) Lĩnh vực văn hóa, gia đình
Hoạt động Tuyên truyền cổ động: Tiếp tục triển khai xây dựng ma két, trang trí khánh tiết, in căng treo băng zôn khẩu hiệu, pano, cờ phướn...; viết bài, thu thanh xe tuyên truyền cổ động mặt đường: 08 buổi; Loa phóng thanh tại Rạp: 05 lượt, tuyên truyền các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, ngành.
Các hoạt động trưng bày, triển lãm: Thực hiện 03 cuộc trưng bày triển lãm Nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái tỉnh Điện Biên tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; "Sắc màu di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống tỉnh Điện Biên" trong khuôn khổ Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam" tại tỉnh Nghệ An; "Hình ảnh hoạt động và gương điển hình tiên tiến các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024.
Hoạt động văn nghệ quần chúng và biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: Tham gia dự thi “Liên hoan Ca, Múa, Nhạc toàn quốc - 2024” tại tỉnh Vĩnh Phúc; Đoàn nghệ thuật biểu diễn 12 buổi tại các huyện, phục vụ trên 10 nghìn lượt người xem. Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tổ chức 03 hoạt động văn hóa, văn nghệ tại Sân hành lễ tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình văn nghệ, nghệ thuật: Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh quảng bá văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024.
Hoạt động chiếu phim, phát hành sách: Tổ chức 02 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, 06 buổi chiếu phim tại rạp; chiếu bóng vùng cao 108 buổi. Tiếp tục thực hiện khai thác và phát hành các loại Bloc lịch năm 2025. Phát hành xuất bản phẩm 508 cuốn. Phát hành xuất bản phẩm 508 cuốn. Dự ước 11 tháng năm 2024: Tổ chức 108 buổi chiếu phim tại rạp; 55 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị; 1.081 buổi chiếu bóng vùng cao phục vụ 303,13 nghìn lượt người xem; phát hành xuất bản phẩm 7.906 cuốn.
Hoạt động thư viện: Trong tháng, bổ sung mới 800 bản sách; cấp và đổi 46 thẻ bạn đọc; phục vụ 12.537 lượt độc giả đến thư viện. Tổng số lượt tài nguyên thông tin được phục vụ 5.733 lượt; số lượt độc giả truy cập CSDL thư viện điện tử 26.456 lượt. Dự ước mười một tháng năm 2024 hệ thống thư viện công cộng đã nhập bổ sung 12.472 bản sách; thực hiện cấp thẻ cho 5.454 độc giả; phục vụ trên 330,03 nghìn lượt độc giả; số lượt độc giả truy cập CSDL thư viện điện tử 101,08 nghìn lượt; có trên 704,65 nghìn lượt tài nguyên thông tin được phục vụ.
Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa: Trong tháng, hai bảo tàng và các điểm di tích đón 21,72 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó có 623 lượt khách nước ngoài. Tính chung mười một tháng năm 2024 đón 1.407,83 nghìn lượt khách tham quan (trong đó 6.681 lượt khách nước ngoài).
b) Lĩnh vực thể dục thể thao
Tham gia Giải cầu lông trung cao tuổi toàn quốc năm 2024 tại Thái Nguyên. Tổ chức giải giao lưu thể thao Khối thi đua Văn hóa - Xã hội năm 2024. Phối hợp tổ chức Giải Cầu lông, Bóng bàn, Pickleball ngành Giáo dục mở rộng năm 2024 (giai đoạn 2).
Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển trên địa bàn tỉnh. Trong tháng duy trì tỷ lệ số người tham gia luyện tập thường xuyên ít nhất 01 môn thể thao là 34% tổng số dân trong tỉnh; tỷ lệ số gia đình thể thao là 23%, có 440 câu lạc bộ thể thao cơ sở trong toàn tỉnh.
c) Lĩnh vực du lịch
Dự ước tháng Mười một năm 2024 đón khoảng 115,7 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 1.017 lượt; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 196,7 tỷ đồng. Tính chung mười một tháng năm 2024 lượng khách du lịch đạt 1.732,3 nghìn lượt, tăng 1,86 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Khách quốc tế đạt 10.763 lượt, tăng 1,44 lần. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3.121.08 tỷ đồng, tăng 1,92 lần so cùng kỳ năm trước.
5. Tai nạn giao thông, cháy nổ, vi phạm môi trường
a) Tai nạn giao thông
Từ 15/9/2024 đến 14/10/2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông làm 05 người chết và bị thương 08 người. Thiệt hại ước tính khoảng 120,7 triệu đồng. Nguyên nhân do người điều khiển không chú ý quan sát; đi sai làn đường, phần đường; không giữ khoảng cách an toàn. Lũy kế từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/10/2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 84 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 29 người chết, 85 người bị thương. So cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giảm 11,58%; số người chết tăng 61,11%, số người bị thương giảm 18,27%. Nguyên nhân do vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện, người đi bộ sang đường sai quy định, vượt xe không đúng quy định, đi sai làn đường, phần đường; vi phạm về nồng độ cồn.
b) Cháy nổ
Từ 15/9/2024 đến 14/10/2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy , không có thiệt hại về người, ước giá trị thiệt hại khoảng 270 triệu đồng. Nguyên nhân 01 vụ cháy do sự cố thiết bị điện, 03 vụ đang điều tra làm rõ.
Từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/10/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy, giảm 18,75% so cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người, ước thiệt hại khoảng 3.618 triệu đồng, giảm 47,41%. Nguyên nhân gây ra cháy là do sơ xuất, sự cố về thiết bị điện và chập thiết bị điện của xe ô tô điện trẻ em và gẫy ống dẫn công nghệ, gây phát sinh tia lửa điện tại khoang chứa xăng của cửa hàng xăng dầu.
c) Vi phạm môi trường
Trong tháng 11/2024 các cơ quan chức năng đã phát hiện 40 vụ vi phạm môi trường và xử lý 26 vụ với tổng số tiền phạt 207,02 triệu đồng, tăng 152,43% so với tháng trước và 35,46% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024 đã phát hiện 448 vụ vi phạm môi trường và xử lý 390 vụ với tổng số tiền phạt là 2.073,96 triệu đồng, tăng 14,74% so với năm trước. Các vụ vi phạm môi trường chủ yếu là phá rừng làm nương, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật.
6. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng báo cáo, trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiệt hại về thiên tai.
Tính chung mười một tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 32 đợt thiên tai làm 10 người chết, 03 người mất tích, 11 người bị thương; 2.484 con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; 1.332,32 ha lúa và 175,33 ha rau màu bị hư hỏng; 712,5 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại, 58,89 ha thủy sản bị thiệt hại; 1.737 nhà bị hư hỏng; thiệt hại về giao thông, thủy lợi và một số thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 537,5 tỷ đồng, tăng 6,51 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: thiệt hại do cơn bão số 3 làm 266 nhà bị hư hỏng; 397,33 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 09 công trình Nước sạch và VSMT bị hư hỏng; 55 tuyến đường bị sạt lở hư hỏng và một số thiệt hại khác. Ước thiệt hại là 44,4 tỷ đồng.
*Hỗ trợ thiệt hại thiên tai: Ngay sau các đợt thiên tai tính từ đầu năm đến nay tỉnh Điện Biên đã chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng, nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ trung ương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để khắc phục hậu quả do thiên tai với tổng số tiền hỗ trợ là 45,79 tỷ đồng.
Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên
Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn