Tình hình kinh tế thế giới cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người. Với việc phong tỏa tại các thành phố và cảng lớn ở Trung Quốc khi áp dụng chính sách không Covid đã tạo ra một loạt các cú sốc bất lợi mới. Tính đến thời điểm tháng 9/2022, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 giảm đáng kể, từ mức 4,1% trong dự báo vào thời điểm đầu năm 2022 xuống còn 2,8% trong dự báo tháng 8/2022. Với lạm phát cao trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn của châu Âu, làm điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt mạnh mẽ. Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại rõ rệt, phản ánh tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại U-crai-na.
Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, đồng thời đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Vì vậy, WB nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm tổn thương, nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự quyết tâm của các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2022 như sau:
A. KINH TẾ
I. TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
1. Thu, chi ngân sách
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.128,18 tỷ đồng, tăng 25,10% so với thực hiện năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 1.062,66 tỷ đồng, tăng 19,46% so với thực hiện năm trước, chiếm 94,19% tổng thu; thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 16,98 tỷ đồng, tăng 111,31% so với thực hiện năm trước, chiếm 1,50% tổng thu; thu viện trợ và các khoản huy động đóng góp khác 48,54 tỷ đồng, chiếm 4,30% tổng thu. Một số lĩnh vực thu chủ yếu 9 tháng đầu năm: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 214,89 tỷ đồng, tăng 20,64%; thu từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 255,94 tỷ đồng, tăng 12,62%; thu thuế thu nhập cá nhân 52,47 tỷ đồng, tăng 45,0%; thu thuế bảo vệ môi trường 94,93 tỷ đồng, giảm 27,91%; thu phí, lệ phí 90,60 tỷ đồng, tăng 10,76%; các khoản thu về nhà, đất 250,97 tỷ đồng, tăng 74,42%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 8.922,33 tỷ đồng, tăng 12,79% so với thực hiện năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 2.312,43 tỷ đồng, tăng 19,27%, chiếm 25,92% tổng chi. Chi thường xuyên đạt 6.580,88 tỷ đồng, tăng 10,37%, chiếm 73,76% tổng chi. Chi các nhiệm vụ khác đạt 25,01 tỷ đồng, gấp 2,98 lần, chiếm 0,28% tổng chi. Các hoạt động chi đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, chi trả nợ cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
2. Hoạt động ngân hàng
* Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM, NHCSXH tỉnh ước thực hiện đến 30/9/2021 là 14.950 tỷ đồng, tăng 0,85% so với 30/6/2021. Cơ cấu nguồn vốn huy động như sau: Tiền gửi tiết kiệm là 13.270 tỷ đồng, chiếm 88,76%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi thanh toán là 1.680 tỷ đồng, chiếm 11,24%/tổng nguồn vốn huy động. Các Ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường. Nguồn vốn huy động tại địa phương của NHPT ước thực hiện đến 30/9/2022 là 2,7 tỷ đồng.
* Công tác đầu tư tín dụng:
Tổng dư nợ tín dụng của NHTM, NHCSXH tỉnh ước thực hiện đến 30/9/2022 là 19.850 tỷ đồng, tăng 0,73% so với 30/6/2022; Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 7.850 tỷ đồng, chiếm 39,75%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung, dài hạn là 11.960 tỷ đồng, chiếm 60,25%/tổng dư nợ. Dư nợ của NHPT phòng giao dịch Điện Biên ước thực hiện đến 30/9/2022 là 769 tỷ đồng. Nợ xấu ước đến 30/9/2022 là 365 tỷ đồng, chiếm 3,20%/tổng dư nợ. Các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng thực hiện tốt công tác rà soát và xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
3. Giá cả
a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9: So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ chính có nhóm giao thông giảm 2,31%; nhóm bưu chính viễn thông bình ổn; còn lại có 09 nhóm tăng, trong đó có 2 nhóm tăng nhiều nhất: Nhóm Giáo dục tăng 79,85%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,23%; còn lại 7 nhóm tăng nhẹ đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 2,42% so với tháng trước, tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước, tăng 9,41% so với kỳ gốc 2019.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý III năm 2022: CPI bình quân quý III năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,14%. Cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,17%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,50%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,49%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 1,83%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,73%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25%; nhóm giao thông tăng 10,73%, bưu chính viễn thông ổn định; nhóm giáo dục tăng 21,59%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 6,14%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác giảm 12,49%.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2022: CPI bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 3,03%, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,96%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,76%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 6,18%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,69%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,41%; nhóm giao thông tăng 17,01%, bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm giáo dục tăng 6,93%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,72%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác giảm 3,75%.
b. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng 9 giảm 0,49% so với tháng trước, tăng 16,64% so với cùng kỳ năm trước, tăng 71,68% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý III tăng 17,26% so cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng tăng 17,68%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9 tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,33% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý III tăng 2,30% so cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng tăng 0,40%.
c. Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của sản xuất: Chỉ số có mức tăng, giảm tương ứng với giá tiêu dùng trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh Điện Biên
4. Đầu tư và xây dựng
a. Vốn đầu tư
*Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh Điện Biên có nhiều giải pháp thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất là đối với các chương trình mục tiêu quốc gia. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý III, 9 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý III năm 2022 ước tính đạt 3.755,16 tỷ đồng, giảm 2,84% so với quý II năm 2022 và tăng 17,92% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10.456,09 tỷ đồng, tăng 20,98% so với cùng kỳ năm trước và đạt 59,97% kế hoạch vốn năm 2022. Trong đó: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 4.727,64 tỷ đồng, tăng 7,86% và đạt 56,51% kế hoạch; vốn ngoài Nhà nước đạt 5,728,45 tỷ đồng, tăng 34,47% và đạt 63,16% kế hoạch; không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ước tính 9 tháng năm 2022 vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 10.456,09 tỷ đồng, tăng 20,98% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59,79% kế hoạch, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 4.727,64 tỷ đồng, chiếm 45,21% tổng vốn, tăng 7,86%, đạt 56,51% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước ước tính đạt 5.728,45 tỷ đồng, tăng 34,47%, đạt 63,16% kế hoạch.
* Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
Dự tính vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 9 ước đạt 226,94 tỷ đồng, tăng 16,99% so với tháng trước, tăng 28,54% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 169,28 tỷ đồng, tăng 19,09% và 42,02%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 50,55 tỷ đồng, tăng 11,41% và 0,67%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7,12 tỷ đồng, tăng 10,15% và giảm 0,49%.
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý III năm 2022 đạt 616,76 tỷ đồng, tăng 10,26% so với quý trước và tăng 22,49% so với quý cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 454,19 tỷ đồng, tăng 15,41% và tăng 40,13%. Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 142,66 tỷ đồng, giảm 1,66% và giảm 10,51%. Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 19,91 tỷ đồng, giảm 4,06% và 0,45%. Cộng dồn 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 1.695,34 tỷ đồng, giảm 0,12% so với cùng kỳ năm trước và đạt 58,19% kế hoạch, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 1.225,71 tỷ đồng, tăng 7,07% và đạt 54,40% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 412 tỷ đồng, giảm 15,35% và đạt 72,09% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 57,63 tỷ đồng, giảm 12,49% và đạt 65,04% kế hoạch.
b. Xây dựng
Kết quả hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2022 tập trung chủ yếu ở các công trình nhà ở trong dân, công trình bệnh viện, trường học và trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà máy và máy móc thiết bị tại các đơn vị sản xuất kinh doanh và các hoạt động xây dựng chuyên dụng.
Dự ước giá trị sản xuất xây dựng quý III năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành 2.263,81 tỷ đồng, tăng 24,23% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình sở hữu: Khu vực doanh nghiệp 1.262,79 tỷ đồng, tăng 29,51%, chiếm 55,78%. Các loại hình khác 1.001,03 tỷ đồng, tăng 18,15%, chiếm 44,22% (khu vực xã, phường, thị trấn 2,69 tỷ đồng, giảm 18,31%; khu vực hộ dân cư 998,34 tỷ đồng, tăng 18,29%). Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 1.103,74 tỷ đồng, tăng 15,11%, chiếm 48,76%. Công trình nhà không để ở 421,98 tỷ đồng, tăng 24,11%, chiếm 18,64%. Công trình kỹ thuật dân dụng 670,40 tỷ đồng, tăng 46,50%, chiếm 29,61%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng 67,69 tỷ đồng, tăng 2,83%, chiếm 2,99%.
Tính chung 9 tháng đầu năm dự ước giá trị sản xuất theo giá hiện hành 6.381,07 tỷ đồng, tăng 22,90% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình sở hữu: Khu vực doanh nghiệp 3.434,15 tỷ đồng, tăng 21,02%, chiếm 53,82%; Các loại hình khác 2.946,91 tỷ đồng, tăng 25,16%, chiếm 46,18% (khu vực xã, phường, thị trấn 8,11 tỷ đồng, tăng 5,38%; khu vực hộ dân cư 2.938,80 tỷ đồng, tăng 25,23%). Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 3.040,16 tỷ đồng, tăng 25,79%, chiếm 47,64%. Công trình nhà không để ở 1.172,42 tỷ đồng, tăng 30,66%, chiếm 18,37%. Công trình kỹ thuật dân dụng 1.984,37 tỷ đồng, tăng 19,27%, chiếm 31,10%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng 184,12 tỷ đồng, giảm 14,13%, chiếm 2,89%.
Để hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt được kết quả cao trong quý còn lại, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần: Tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo điều hành tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp; công khai sớm thông tin và thủ tục đấu thầu đối với các công trình, dự án sử dụng vốn nhà nước để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận thông tin sớm hơn; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công bổ sung vốn kịp thời cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; giảm thủ tục vay vốn, thời gian thẩm định, giảm lãi luất và tăng hạn mức cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để thi công công trình; có chính sách kiểm soát và bình ổn lại giá các loại vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng trên thị trường.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong 9 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh có 96 doanh nghiệp thành lập mới, (trong đó: tháng 9 có 10 doanh nghiệp, quý III có 31 doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký trên 1.400 tỷ đồng và dự kiến sử dụng 535 lao động. Dự ước số doanh nghiệp đăng ký mới thực tế đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 là 45 doanh nghiệp, chiếm 46% số doanh nghiệp thành lập mới và sử dụng lao động chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng, thương mại và tư vấn xây dựng; có 07 doanh nghiệp khôi phục mã số thuế quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 61 doanh nghiệp, 11 doanh nghiệp đã được hoàn tất thủ tục giải thể, 09 doanh nghiệp đang chờ quyết định giải thể.
5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III năm 2022 cho thấy: Có 43,48% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III năm 2022 tốt hơn quý II năm 2022; 56,52% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý IV năm 2022, có 69,57% số doanh nghiệp sẽ tốt lên so với quý III năm 2022; có 30,43% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định; không có doanh nghiệp nào nhận định khó khăn hơn quý trước. Thông qua tỷ lệ đánh giá đầy khách quan của các doanh nghiệp có thể thấy quý IV là thời gian bứt phá cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình mới phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
6.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Sản xuất vụ mùa tháng 9 năm 2022:
Theo báo cáo tiến độ, toàn tỉnh đã gieo cấy được 45.280,37 ha, tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, vượt 3,18% kế hoạch, trong đó: Lúa ruộng trồng được 20.715,79 ha, tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước và vượt 1,94% kế hoạch. Hiện nay các địa phương đang tích cực thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc diện tích lúa đã gieo cấy, đến nay lúa ruộng trà sớm đang trong giai đoạn chín sữa, trà chính vụ trong giai đoạn trổ bông, trà muộn trong giai đoạn đứng cái - làm đòng.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác vụ mùa so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh đã gieo trồng được 5.037,41 ha cây hoa màu các loại, tăng 0,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngô 1.178,52 ha, giảm 4,72%; đậu tương 516,68 ha, giảm 29,51%; lạc 378,80 ha, tăng 14,20%; khoai lang 81,80 ha, tăng 0,99%; rau các loại 1.987,97 ha, tăng 6,57%.
- Tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng; đã thường xuyên chủ động xuống các địa phương hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực để phòng trừ sâu, bệnh hại lúa và các loại cây trồng khác nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trên cây trồng. Tuy nhiên, do thời tiết thất thường nên tình hình sâu, bệnh diễn biến phức tạp, hiện nay trên địa bàn tỉnh nhiều loại sâu, bệnh vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tổng diện tích nhiễm sinh vật gây hại trong tháng 8.429,63 ha, diện tích phòng trừ 16.091,0 ha; trong đó: Lúa ruộng diện tích nhiễm 6.841,43 ha; diện tích phòng trừ 15.561,0 ha. Cây lúa nương 135,70 ha; Trên các cây trồng khác (cây ngô 109,60 ha, cây cà phê 728,60 ha, cây ăn quả 438,10 ha, cây rừng (thông, keo) 276,40 ha.,Cây tre luồng (châu chấu tre) 35,00 ha).
* * Sản xuất nông nghiệp 9 tháng
- Cây hàng năm:
Trong 9 tháng toàn tỉnh gieo trồng được 101.714,57 ha, tăng 1,90% so với thưc hiện năm trước, trong đó: Cây lúa trồng được 55.056,38 ha, tăng 2,32%, vượt 2,81% kế hoạch; năng suất dự ước 37,25 tạ/ha; sản lượng lúa dự ước thu được 205.059,28 tấn, tăng 2,43%, vượt 2,97% kế hoạch; Cây ngô trồng được 25.603,36 ha, giảm 5,86%, đạt 97,51% kế hoạch giao (diện tích ngô giảm chủ yếu ở vụ xuân và vụ mùa), trong đó, dự ước diện tích ngô mùa 1.178,52 ha, giảm 4,72%, nguyên nhân diện tích ngô mùa giảm do năm nay một số diện tích được chuyển sang trồng lúa. Trong thời kỳ cây ngô sinh trưởng và phát triển thời tiết thuận lợi nên dự ước năng suất ngô tăng cao hơn so với vụ mùa năm trước, dự ước năng suất ngô toàn tỉnh đạt 42,19 tạ/ha, tăng 7,25%; sản lượng ngô dự ước thu được 4.971,61 tấn, tăng 2,18%; Cây lấy củ có chất bột diện tích trồng được 12.706,90 ha (khoai lang vụ mùa trồng được 81,80 ha, tăng 0,99%, sản lượng dự ước thu được 1.023,65 tấn, tăng 1,32%); Cây có hạt chứa dầu trồng được 1.947,37 ha (đậu tương vụ mùa dự ước trồng được 516,68 ha, giảm 29,51%, năng suất dự ước 12,75 tạ/ha, sản lượng dự ước thu được 658,60 tấn, giảm 31,02%; Lạc vụ mùa trồng được 378,80 ha, tăng 14,20%, năng suất ước đạt 12,11 tạ/ha, sản lượng dự ước thu được 458,85 tấn); Cây rau, đậu và các loại hoa nhìn chung phát triển ổn định và cho thu hoạch khá, diện tích trồng được 5.337,17 ha (rau các loại vụ mùa trồng được 1.987,97 ha, tăng 6,57%, sản lượng dự ước thu được 37.667,98 tấn, tăng 7,00%).
- Cây lâu năm:
+ Cây ăn quả: Dự ước trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng thu hoạch một số loại cây chủ yếu như sau: Cây xoài diện tích hiện có 696,07 ha, sản lượng ước thu được 1.255,97 tấn, tăng 1,35%; Cây chuối diện tích hiện có 322,74 ha, tăng 1,47%, sản lượng ước đạt 5.239,89 tấn, tăng 5,45%; Cây dứa diện tích hiện có 481,97 ha, tăng 7,72%, sản lượng ước thu được 4.559,33 tấn, tăng 21,38%; Nhóm các loại quả có múi thuộc họ cam, quýt, chanh, bưởi diện tích hiện có 679,23 ha, tăng 1,01% (diện tích trồng mới 42,19 ha cây bưởi), sản lượng thu hoạch ước đạt 1.322,17 tấn. Nhóm táo, mận, và các loại quả còn lại: Cây mận diện tích hiện có 135,58 ha, tăng 0,07%, sản lượng ước thu được 454,94 tấn, tăng 11,53%; Cây lê, mắc coọc diện tích hiện có 120,31 ha, giảm 0,62%, ước sản lượng thu được 46,56 tấn, tăng 6,99%; Cây vải diện tích hiện có 136,62 ha, tăng 4,32%, sản lượng ước thu được 458,68 tấn, giảm 1,28%; Cây Mắc ca diện tích hiện có 4.601,71 ha (chiếm tỷ trọng 58,02% so với tổng diện tích cây ăn quả), tăng 30,17%. Nhìn chung, ước sản lượng các loại cây ăn quả trong 9 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, thời tiết trong 9 tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho các loại cây ăn quả sinh trưởng và phát triển; bên cạnh đó, bà con đã quan tâm đầu tư chăm sóc cho cây trồng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như chuối, dứa, chanh, bưởi, xoài Đài Loan, Mắc ca…
+ Cây cao su: ước diện tích hiện có 5.020,97 ha, diện tích khai thác 3.146,40 ha; ước sản lượng đạt 2.944,76 tấn, tăng 5,07% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.
+ Cây cà phê: ước diện tích hiện có 2.639,30 ha, tăng 5,08% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Diện tích cà phê tăng chủ yếu tại Tuần Giáo. Nguyên nhân, do cây cà phê năm nay được giá bà con chuyển sang trồng, bên cạnh đó công ty Cà phê Hồng Kỳ sản xuất, kinh danh hiệu quả, bao tiêu và thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo ổn định bà con yên tâm sản xuất mở rộng diện tích.
+ Cây chè búp: ước diện tích hiện có 613,89 ha; sản lượng ước đạt 98,14 tấn, tăng 69,21% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng chè, xong dự án phát triển vùng chè ở Tủa Chùa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, bởi sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ trên thị trường, nhiều hộ dân chưa đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè nên nhiều diện tích chè không đạt tiêu chuẩn; bên cạnh đó, diện tích đất chuyển đổi sang trồng chè chủ yếu là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, do đó số lượng búp thực thì ít, lượng búp chè bị thui kém chất lượng nhiều; năng suất, sản lượng chè thấp.
b. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên, từ ngày 15/8/2022 đến ngày 14/9/2022 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 3/10 huyện, thành phố (thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Mường Ảng) của tỉnh với tổng số lợn mắc bệnh và chết 106 con, dịch bệnh Lép tô và sưng phù đầu xảy ra ở huyện Tủa Chùa, huyện Điện Biên làm 2 con lợn chết. Ngoài ra, dịch bệnh Tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn vẫn xảy ra trên địa bàn huyện Điện Biên, huyện Tủa Chùa làm chết 3 con trâu (bò), 13 con lợn. Trong tháng đã tiêm phòng dịch bệnh được 111 liều vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò; 114 liều Vắc xin cúm gia cầm H5N1 và 176 liều vắc xin bệnh dại chó.
Ước tính số lượng đầu con gia súc, gia cầm tháng 9 so với cùng kỳ như sau: Đàn trâu 135.610 con, tăng 2,21%; đàn Bò 95.723 con, tăng 9,07%; đàn lợn 307.568 con, tăng 2,77%; đàn gia cầm 4.665,22 nghìn con, tăng 1,81% (gà 3.565,26 nghìn con, tăng 1,13%).
Biểu 1: Sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng tháng 9, quý III, 9 tháng năm 2022
Nội dung |
Tháng 9 (Tấn) |
Tháng 9 so với cùng kỳ năm trước (%) |
Quý III(Tấn) |
Quý III/2022 so với cùng kỳ năm trước (%) |
9 tháng (tấn) |
9 tháng so với cùng kỳ năm trước (%) |
Trâu |
213,92 |
103,74 |
638,11 |
103,62 |
2.024,63 |
102,57 |
Bò |
162,62 |
104,25 |
492,25 |
104,29 |
1.652,34 |
103,72 |
Lợn |
1.005,90 |
105,98 |
3.167,31 |
104,82 |
9.622,21 |
104,49 |
Gia cầm |
385,56 |
104,01 |
1.134.42 |
104,20 |
3.587,78 |
103,56 |
Trứng gia cầm (Tr.quả) |
7,49 |
103,09 |
21,49 |
103,34 |
63,13 |
103,08 |
- Công tác phòng chống dịch:
Ngành chức năng phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm. Thực hiện các biện pháp khống chế, xử lý ổ dịch theo quy định. Trong 9 tháng năm 2022, theo báo cáo của Chi cục Thú y, đã tiêm phòng được 152.571 liều vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò; 25.965 liều vắc xin Nhiệt thán cho trâu (bò); 144.420 liều vắc xin Dịch tả cho lợn cổ điển; 566.237 liều vắc xin cúm gia cầm H5N1 và 20.087 liều vắc xin bệnh dại chó.
6.2. Sản xuất lâm nghiệp
- Trồng rừng và chăm sóc rừng:
Diện tích rừng trồng mới tháng 9 được 10,0 ha. Ước tính 9 tháng năm 2022 (so với chính thức năm trước): diện tích rừng trồng được chăm sóc 701,81 ha, giảm 27,25% do nguồn kinh phí của tỉnh bị cắt giảm nên diện tích rừng được chăm sóc từ năm thứ 5 trở đi không có kinh phí để chăm sóc, nên chỉ tập trung chăm sóc rừng năm thứ 2,3,4; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 15.893,55 ha, giảm 2,84%. Trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp phân tán 45,34 nghìn cây, giảm 11,24%.
- Bảo vệ rừng:
Được quan tâm thường xuyên, từ đầu năm đến nay các ngành chức năng đã tăng cường tham mưu giúp chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Dự ước diện tích rừng được bảo vệ 407.030 ha, tăng 1,35% so với chính thức năm trước. Trong tháng toàn tỉnh không có vụ cháy rừng nào xảy ra, tuy nhiên hiện tượng vi phạm các quy định về QLBVR vẫn còn. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm trong tháng đã xảy ra 14 vụ vi phạm về QLBVR với tổng số tiền thu nộp ngân sách trong tháng là 117,77 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh đã xảy ra 299 vụ vi phạm các quy định về QLBVR, trong đó: phá rừng trái phép 194 vụ, (tăng 85 vụ so cùng kỳ năm trước), diện tích rừng bị phá 50,36 ha, (tăng 32,71 ha so với cùng kỳ năm trước); khai thác rừng trái phép 22 vụ; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng 2 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 43 vụ; tàng trữ, mua bán, lâm sản trái pháp luật 33 vụ; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản 4 vụ, cơ quan chức năng đã tịch thu 54,16 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp cho ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 920,59 triệu đồng, giảm 3,33% so cùng kỳ năm trước.
Biểu 02: Sản lượng gỗ và củi khai thác 9 tháng, quý III và 9 tháng năm 2022
TT |
Nội dung |
Tháng 9 |
Tháng 9 so với cùng kỳ (%) |
Quý III |
Quý III so với cùng kỳ (%) |
9 tháng |
9 tháng so với cùng kỳ (%) |
1 |
Gỗ (m3) |
977 |
99,49 |
2.887 |
98,77 |
9.240 |
97,22 |
2 |
Củi (ster) |
58.562 |
99,14 |
181.809 |
99,17 |
582.638 |
98,20 |
6.3. Thủy sản
Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2022 phát triển khá tốt, thời tiết tương đối thuận lợi tạo điều kiện cho người dân mở rộng quy mô nuôi trồng và khai thác. Các cơ sở tiếp tục quan tâm đầu tư ươm, nuôi các loại thủy sản, tăng các mô hình nuôi cá lồng bè, bể bồn từng bước ổn định cho thu hoạch khá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi, thả giống, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, môi trường nước đảm bảo cho sự phát triển và sinh trưởng của từng loại giống thủy sản, đồng thời phát triển các mô hình nuôi thâm canh các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chép, cá rô phi, cá trắm… Những loại cá trên được thị trường ưa chuộng, dễ tiêu thụ, giá cả ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao; người dân áp dụng kỹ thuật nuôi mới, trú trọng chăm sóc các loại thủy sản mới thả, chủ động nguồn nước, thường xuyên kiểm tra môi trường nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh. Do vậy, sản xuất thủy sản đã đạt và vượt các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, năng suất góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Biểu 03: Sản lượng thủy sản tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2022
Nội dung |
Tháng 9 (tấn) |
Tháng 9 so với cùng kỳ (%) |
Quý III (tấn) |
Quý III so với cùng kỳ (%) |
9 tháng (tấn) |
9 tháng so với cùng kỳ (%) |
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác |
385,10 |
108,45 |
1.147,16 |
107.79 |
3.382,52 |
107,69 |
- Thuỷ sản nuôi trồng |
361,17 |
108,90 |
1.080,70 |
108,10 |
3.176,50 |
108,02 |
- Thuỷ sản khai thác |
23,93 |
102,13 |
66,46 |
103,25 |
206,02 |
102,84 |
Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp gây thiệt hại tại một số địa phương làm ảnh hưởng khá lớn trong sản xuất; dịch bệnh kéo dài làm thiệt hại trong chăn nuôi. Xong được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng và các địa phương, cùng với việc được đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án và chính sách trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do đặc thù của tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư phân tán, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh dẫn đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng không ổn định; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và công tác triển khai các dự án trồng rừng chậm, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, bên cạnh đó sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết,... ; người dân sản xuất còn tự phát chưa bền vững; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chưa đa dạng và chất lượng chưa cao, khâu chế biến và bao tiêu nông sản còn hạn chế, dẫn đến nhiều sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thụ được; giá nhiều mặt hàng nông sản giảm, trong khi đó giá dịch vụ và các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng nên đã hạn chế đến việc đầu tư phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của người dân.
7. Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay có mức tăng trưởng khá, tuy nhiên tốc độ tăng giữa các ngành chưa đồng đều và chỉ tập trung tăng chủ yếu ở ngành khai khoáng, sản xuất thủy điện và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị).
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tính giảm 7,40% so với tháng trước và tăng 23,09% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng tăng 7,28% và 14,50%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,55% và 8,63%; sản xuất và phân phối điện giảm 14,49% và tăng 36,93% (lượng mưa ít làm cho lưu lượng nước ở các hồ chứa giảm gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất thuỷ điện, các nhà máy thuỷ điện không đủ nước để vận hành hết công suất các tổ máy); cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,34% và 2,69%.
Ước tính quý III chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 32,10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng tăng 21,01%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,78%; sản xuất và phân phối điện tăng 51,39%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,36%.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai khoáng tăng 15,59%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,59%; sản xuất và phân phối điện tăng 47,52%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,89%. Trong 9 tháng đầu năm, hầu hết các ngành khai khoáng có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai thác than cứng và than non tăng 85,87%; khai khoáng khác tăng 14,71%; khai thác quặng kim loại tăng 6,22%. Công nghiệp chế biến, chế tạo có một số ngành đạt mức tăng cao và khá: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 39,01%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 9,76%; in sao chép bản ghi các loại tăng 6,88%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,66%.
Chỉ số tiêu thụ dự ước ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với tháng trước tăng 2,38% và 6,25% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm giảm 7,93% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ thấp so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 4,74%; sản xuất gường tủ bàn ghế giảm 10,78%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ: In sao chép bản ghi các loại tăng 2,20%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 6,85%.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: Than đá (than cứng) loại khác tăng 2,84 lần; điện sản xuất tăng 50,61%; đá xây dựng tăng 14,22%; bên cạnh đó một số đơn vị sản xuất ngành chế biến đã bị sụt giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước như: Bàn bằng gỗ các loại giảm 10,24%; đồ nội thất bằng gỗ chưa được phân vào đâu giảm 7,05%.
Biểu 04: Kết quả thực hiện một số sản phẩm chủ yếu 9 tháng đầu năm 2022
Sản Phẩm |
Đơn vị tính |
KH năm 2022 |
Ước 9 tháng năm 2022 |
Thực hiện 9 tháng năm 2021 |
Ước thực hiện 9 tháng năm 2022 so với |
|
Cùng kỳ năm trước (%) |
Kế hoạch năm 2022 (%) |
|||||
- Than đá (than cứng) loại khác |
M³ |
3.000 |
5.967,00 |
1.550,00 |
384,94 |
198,89 |
- Đá xây dựng khác |
M³ |
800.000 |
689.324,8 |
603.482,4 |
114,22 |
86,17 |
- Xi măng Portland đen |
Tấn |
290.000 |
191.269,0 |
195.610,0 |
97,78 |
65,95 |
- Điện sản xuất |
Triệu Kwh |
554,0 |
576,71 |
382,93 |
150,61 |
104,10 |
- Nước máy SX |
1000 M³ |
9.000 |
7.067,9 |
7.015,0 |
100,75 |
78,53 |
-Thu gom rác thải |
Triệu đồng |
43.000 |
33.579,58 |
31.641,3 |
106,74 |
78,09 |
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,51% so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ năm trước tăng 48,81 lần (sản lượng xi măng tồn kho tháng 9 năm 2022 là 1.685 tấn trong khi sản lượng tồn kho của xi măng tháng 9 năm 2021 bằng 0 nên chỉ số tồn kho của toàn ngành chế biến tăng cao).
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9 tăng 1,04% so với tháng trước (khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,78%); tăng 2,36% so với cùng kỳ năm trước (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 3,07%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,87%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,19% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,85%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,01%).
8. Thương mại, dịch vụ, vận tải
8.1. Hoạt động thương mại và dịch vụ
Trong tháng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí...diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy doanh thu ngành thương mại, dịch vụ tăng cao trong tháng. Tổng quan toàn ngành thương mại, dịch vụ quý III và 9 tháng đầu năm 2022 đang phục hồi và có sức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 năm 2022 ước đạt 1.630,92 tỷ đồng, tăng 7,01% so với tháng trước, tăng 61,17% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 11.925,38 tỷ đồng, tăng 43,77% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu 05: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2022
Tháng 9 |
Quý III |
9 tháng |
Tháng 9 |
Quý III |
9 tháng |
|
So với cùng kỳ (%) |
||||||
Tổng số |
1.490,77 |
4.207,37 |
10.856,34 |
161,39 |
160,55 |
144,20 |
Lương thực, thực phẩm |
575,20 |
1.592,31 |
3.990,75 |
191,59 |
182,95 |
153,69 |
Hàng may mặc |
76,99 |
218,19 |
581,51 |
170,35 |
163,95 |
143,66 |
Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình |
166,24 |
472,72 |
1.227,49 |
146,42 |
148,55 |
140,81 |
Vật phẩm văn hóa giáo dục |
21,26 |
57,86 |
149,01 |
159,63 |
152,00 |
134,82 |
Gỗ và vật liệu xây dựng |
239,95 |
695,51 |
1.803,89 |
124,62 |
136,31 |
136,52 |
Ô tô các loại |
5,59 |
15,85 |
42,23 |
140,02 |
136,57 |
123,78 |
Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) |
114,68 |
321,75 |
875,37 |
158,41 |
151,49 |
131,38 |
Xăng dầu các loại |
167,23 |
485,57 |
1.260,48 |
161,55 |
163,67 |
149,37 |
Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) |
9,63 |
27,75 |
71,00 |
161,57 |
162,90 |
143,35 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
4,80 |
13,80 |
37,84 |
142,92 |
141,18 |
129,51 |
Hàng hóa khác |
55,57 |
153,12 |
398,65 |
184,79 |
170,03 |
145,64 |
Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ |
53,63 |
152,94 |
418,12 |
135,49 |
135,15 |
127,83 |
* Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống:
Tháng 9 ước đạt 71,17 tỷ đồng, tăng 4,59% so với thực hiện tháng trước, tăng 76,23% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ lưu trú đạt 6,23 tỷ đồng, tăng 3,76% so với tháng trước, tăng 133,79% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ ăn uống đạt 64,94 tỷ đồng, tăng 4,67% so với với tháng trước, tăng 72,16% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ ăn uống có mức tăng do tình hình dịch bệnh trong tháng 9 đã ổn định lượng khách du lịch tăng, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình cũng tăng cao. Trong tháng có dịp nghỉ lễ Quốc khánh (02/9) kéo dài 4 ngày, hoạt động du lịch khách tham quan diễn ra sôi nổi, hưởng ứng đông đảo của người dân. Ngoài ra, hoạt động tổ chức sự kiện lễ hội, cưới hỏi đã hoạt động trở lại nên làm tăng doanh thu ngành lưu trú, ăn uống.
Biểu 06: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý III và 9 tháng năm 2022
Nội dung |
Quý III (Tỷ đồng) |
9 tháng (Tỷ đồng) |
Quý III so với cùng kỳ (%) |
9 tháng so với cùng kỳ (%) |
Tổng số |
206,35 |
520,53 |
177,49 |
146,22 |
Dịch vụ lưu trú |
18,17 |
43,57 |
224,15 |
157,93 |
Dịch vụ ăn uống |
188,18 |
476,96 |
173,99 |
145,23 |
8.2. Hoạt động Vận tải - Bưu chính viễn thông
a. Vận tải:
Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng 9 đạt 119,45 tỷ đồng, tăng 7,28% so với tháng trước, tăng 100,68% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách đạt 23,01 tỷ đồng, tăng 9,25% so với tháng trước, tăng 399,35% so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đạt 94,37 tỷ đồng, tăng 6,81% so với tháng trước, tăng 72,24% so cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 208,72 nghìn hành khách, tăng 10,14% so với tháng trước, tăng 392,37% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển đạt 33,03 triệu HK.Km, tăng 8,67% so với tháng trước, tăng 389,26% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 599,18 nghìn tấn, tăng 6,59% so với tháng trước, tăng 67,25% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 27,77 triệu tấn.Km, tăng 6,79% so với tháng trước, tăng 68,31% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu 07: Doanh thu, khối lượng vận tải quý III, 9 tháng
TT |
Nội dung |
Quý III (Tỷ đồng) |
9 tháng (Tỷ đồng) |
Quý III |
9 tháng |
So với cùng kỳ (%) |
|||||
I |
Doanh thu vận tải |
335,36 |
819,88 |
186,67 |
149,62 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1 |
Vận tải hành khách |
63,31 |
139,82 |
427.74 |
219,86 |
2 |
Vận tải hàng hóa |
266,26 |
668,57 |
162,04 |
138,82 |
II |
Khối lượng vận tải |
|
|
|
|
1 |
Vận tải hành khách |
|
|
|
|
a |
Vận chuyển (Nghìn HK) |
572,54 |
1.282,25 |
425,16 |
219,40 |
b |
Luân chuyển (Triệu HK.km) |
91,17 |
201,86 |
407,23 |
215,41 |
2 |
Vận tải hàng hóa |
|
|
|
|
a |
Vận chuyển (Nghìn tấn) |
1.694,43 |
4.294,65 |
157,80 |
135,94 |
b |
Luân chuyển (Triệu tấn.km) |
78,34 |
198,22 |
158,33 |
136,68 |
* Vận tải hàng không
Doanh thu dịch vụ của cảng hàng không Điện Biên ước quý III đạt 2,73 tỷ đồng, tăng 1,32% so quý trước, tăng 15 lần so cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua cụm cảng hàng không ước quý III đạt 44.284 hành khách (chiều đi là 21.616 hành khách, chiều đến là 22.668 hành khách), so với quý trước số lượt khách giảm 2,13% (chiều khách đi giảm 4,16%; chiều khách đến giảm 0,11%), so với cùng kỳ năm trước tăng 20 lần (chiều khách đi tăng 19 lần, chiều khách đến tăng 20 lần).
Ước 9 tháng đầu năm doanh thu dịch vụ cảng hàng không Điện Biên đạt 7,85 tỷ đồng, tăng 4,2 lần so cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua cụm càng hàng không ước 9 tháng đầu năm đạt 123.920 hành khách (chiều khách đi 61.335 hành khách, chiều khách đến 62.585 hành khách), so với cùng kỳ năm trước tăng 5,5 lần (chiều khách đi tăng 5,6 lần; chiều khách đến tăng 5,5 lần).
Số lượng hàng hóa bốc xếp qua Cảng hàng không ước quý III đạt 3,938 tấn, giảm 32,32% so với quý trước; ước 9 tháng đầu năm đạt 9,672 tấn, tăng 4,7 lần so cùng kỳ năm trước.
b. Bưu chính viễn thông
Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ước quý III năm 2022 đạt 240,83 tỷ đồng, so với quý trước tăng 1,76%, tăng 9,73% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ bưu chính đạt 39,51 tỷ đồng, tăng 7,10% và giảm 4,92%; dịch vụ viễn thông đạt 201,32 tỷ đồng, tăng 0,77% và 13,15%). Tính chung 9 tháng năm 2022 đạt 710,72 tỷ đồng, tăng 25,11% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ bưu chính đạt 113,12 tỷ đồng, tăng 0,88%; dịch vụ viễn thông đạt 597,60 tỷ đồng, tăng 31,07%).
Tổng số thuê bao điện thoại tại thời điểm cuối tháng 9/2022 ước tính đạt 557.483 thuê bao, tăng 3,95% so với cùng thời điểm năm trước (thuê bao di động đạt 551.048 thuê bao, tăng 4,11%). Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định tại thời điểm cuối tháng 9 ước tính 52.694 thuê bao, 5,62% so với cùng thời điểm năm trước.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Dân số, đời sống dân cư, lao động, việc làm
a. Dân số: Dân số trung bình tỉnh Điện Biên năm 2022 ước tính 636.721 người, tăng 1,86% so với năm 2021; trong đó nữ 313.435 người, chiếm 49,23%; nam 323.286 người, chiếm 50,77%; dân số thành thị 96.703 người, chiếm 15,19%; dân số nông thôn 540.018 người, chiếm 84,81%. Ước năm 2022 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,98‰, tỷ lệ sinh 20,98‰, tỷ lệ chết 7.00‰, tỷ lệ tăng dân số chung 1,86% và mức giảm tỷ lệ sinh 0,45‰.
b. Đời sống dân cư
* Đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương:
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên 9 tháng đầu năm 2022, nhìn chung vẫn giữ được ổn định; thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp và khối hành chính sự nghiệp ổn định. Bên cạnh đó, Công đoàn Viên chức tỉnh tiếp tục làm tốt công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đoàn viên công đoàn tích cức tham gia thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. Khối cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động, trợ giúp thăm hỏi nhau lúc khó khăn được duy trì thường xuyên. Ước 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập người lao động trong khu vực Nhà nước là 7.970 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 6.780 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.740 ngàn đồng/người/tháng
* Đời sống dân cư nông thôn:
Đời sống dân cư khu vực nông thôn mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi và chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên các cấp chính quyền đã kịp thời quan tâm động viên và khắc phục được những khó khăn đời sống dân cư ở khu vực nông thôn đã được cải thiện so với năm trước. Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy tác dụng tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân khu vực nông thôn nâng cao mức sống.
* Tình hình thiếu đói trong dân cư:
Trong tháng tình hình đời sống nhân dân ổn định, không phát sinh thiếu đói trong dân. Lũy kế từ ngày 15/12/2021 đến ngày 15/9/2022, trên địa tỉnh có 12.742 hộ thiếu đói với 59.300 khẩu thiếu đói, xảy ra tại 09/10 huyện, thị xã, thành phố. So với cùng kỳ năm trước, số hộ thiếu đói tăng 12,70%, bằng 1.436 hộ; số nhân khẩu thiếu đói tăng 14,41%, bằng 7.471 nhân khẩu. Tổng số gạo được cứu trợ là 889,51 tấn cho 12.742 hộ thiếu đói giáp hạt.
* Công tác an sinh xã hội:
- Thực hiện chính sách với người có công:
Nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công và thân nhân 3.870 suất quà, trị giá 1.407,2 triệu đồng.
Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách, người có công 9 tháng đầu năm 2022 tỉnh Điện Biên đã thực hiện được (theo nguồn hỗ trợ của tỉnh và huyện) đã sửa chữa và xây mới 19 nhà tình thương trị giá 840 triệu đồng; đã xây dựng và bàn giao 219 nhà đại đoàn kết trị giá 10.490 triệu đồng; 2 nhà tình nghĩa trị giá 251,5 triệu đồng; sổ tiết kiệm là 12 sổ trị giá 60 triệu đồng.
Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho 47 đối tượng người có công, số tiền 63,42 triệu đồng. Ban hành Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 481 thân nhân liệt sĩ. Di chuyển 03 hài cốt liệt sĩ về quê nhà.
- Bảo trợ xã hội:
9 tháng đầu năm 2022, Sở Lao động và TBXH tỉnh phối kết hợp với các ngành đã kịp thời quan tâm thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách, các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, một số đơn vị trực Tết trong dịp tết Nhân Dần năm 2022 tặng 21.595 suất quà Tết trị giá 12.658,9 triệu đồng. UBND tỉnh phê duyệt danh sách 140 người cao tuổi thọ 100 tuổi và 476 người cao tuổi thọ 90 tuổi được tặng quà chúc thọ, mừng thọ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế tính đến ngày 19 tháng 9 năm 2022 đã phát miễn phí 447.723 thẻ: Trẻ em dưới 6 tuổi 78.047 thẻ, bảo trợ xã hội và cựu chiến binh 8.713 thẻ, người nghèo 195.294 thẻ, cận nghèo là 5.241 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn là 160.428 thẻ.
Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến tháng 6/2022, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hỗ trợ cho 757 người sử dụng lao động, 20.423 người lao động, với tổng số tiền 23.017,21 triệu đồng.
Thực hiện tốt việc nuôi dưỡng tập trung 272 trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (73 trẻ) và Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ (199 trẻ); 13 đối tượng người tâm thần hiện đang chăm sóc và điều trị tại Trung tâm tâm thần Việt Trì và Trung tâm tâm thần Sơn La.
* Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm:
Dự ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 8.699 lao động, tăng 21,59 % so với cùng kỳ năm trước, đạt 97,74% kế hoạch. Bao gồm: Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 2.302 lao động; tuyển dụng vào cơ quan HCSN, đảng, đoàn thể 201 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 3.754 lao động; xuất khẩu lao động 39 lao động; tuyển dụng vào doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong tỉnh 414 lao động; thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác là 1.989 lao động.
Tuyển mới đào tạo nghề cho 5.733 người, đạt 70,34% kế hoạch (tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó chia theo trình độ đào tạo: Cao đẳng 225 người; Trung cấp 527 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 4.981 người (có 1.221 người được học nghề ngắn hạn; 286 người do doanh nghiệp ngoài tỉnh tuyển sinh, đào tạo và bố trí việc làm).
2. Giáo dục, đào tạo
a. Kết quả năm học 2021-2022
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 482 trường, trung tâm (169 trường mầm non, 295 trường phổ thông, 17 trung tâm, 01 trường cao đẳng) với 7.364 lớp và 205.040 học sinh, học viên, sinh viên. Số lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tiếp tục tăng, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý 15.298 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên. Toàn ngành có 7.349 phòng học, 1.498 phòng học chức năng, 3.513 phòng nội trú học sinh, 1.812 phòng công vụ giáo viên; trong đó có 9.099/14.172 phòng kiên cố (chiếm tỷ lệ 64,2%). Số bộ thiết bị dạy học tối thiểu là 8.311 bộ đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dạy và học.
Kết quả chất lượng giáo dục: Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 99,55%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,86%; tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 97,7%; tỷ lệ huy động trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 97,0%; tỷ lệ huy động trẻ 15 tuổi học THPT đạt 72,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 98,24%, so với năm 2021 tăng 0,89%.
Tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn. Tỷ lệ học sinh bỏ học: tiểu học cấp tiểu học 0,04%; THCS 0,47%; THPT 2,56%.
b. Tình hình năm học mới 2022-2023
Dự ước năm học 2022-2023, toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo có 481 trường, trung tâm (168 trường mầm non, 295 trường phổ thông, 17 trung tâm, 01 trường cao đẳng) với 7.441 lớp và 207.898 học sinh, học viên, sinh viên; so với năm học 2021-2022, toàn ngành giảm 01 trường mầm non, tăng 77 lớp, 2.858 học sinh mầm non và phổ thông.
3. Y tế
* Công tác phòng chống dịch bệnh:
Trong tháng, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã giảm mạnh so với các tháng của quý trước, nhưng tăng cao so với 2 tháng cùng quý. Tính từ ngày 15/8/2022 đến 16h ngày 14/9/2022 trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 680 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 01 bệnh nhân tử vong. Lũy tích, từ ngày 05/02/2021 đến ngày 14/9/2022 trên địa bàn toàn tỉnh có 92.043 bệnh nhân mắc COVID-19 (đã điều trị khỏi bệnh, ra viện 91.741 bệnh nhân); số bệnh nhân tử vong lũy tích là 22 người. Hiện tại đang điều trị 280 bệnh nhân, trong đó có 22 bệnh nhân tái dương tính.
Ngành y tế tiếp tục tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo các Kế hoạch của UBND tỉnh. Kết quả: Lũy tích đến ngày 14/9/2022, tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 đạt 99,5%; mũi 2 đạt 95,8%; mũi 3 nhắc lại lần 1 đạt 90,0%; mũi 3 nhắc lại lần 2 đạt 95,0%. Tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi: mũi 1 đạt 99,1%; mũi 2 đạt 96,8%; mũi 3 đạt 75,8%. Tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: mũi 1 đạt 98%, mũi 2 đạt 71,3%.
* Tình hình dịch bệnh:
Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ dịch do bệnh truyền nhiễm khác gây ra.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.664 ca nhiễm HIV, trong đó có 09 ca mắc mới được phát hiện trong tháng; tích lũy số ca AIDS là 5.503, không có ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng; tử vong do AIDS lũy tích 4.007 ca, trong đó 06 ca tử vong mới trong tháng. Tổng số ca nhiễm HIV quản lý được là 3.434 chiếm 94,0% người nhiễm HIV trên địa bàn.
* Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm:
Ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. Thành lập 35 đoàn kiểm tra liên ngành Tết Trung thu, thực hiện kiểm tra 276 cơ sở. Kết quả 275/276 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm 99,6%). Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh. Lũy tích cấp Giấy chứng nhận hoặc ký cam kết đảm bảo ATTP trên địa bàn toàn tỉnh đạt 93,8%.
Trong tháng, không xảy ra các ca, vụ ngộ độc thực phẩm. Cộng dồn 9 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xẩy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 9 ca mắc (không có ca tử vong). Nguyên nhân do ngộ độc rượu và thức ăn bị ôi thiu.
4. Hoạt động văn hóa, Thể dục thể thao, du lịch
Công tác tuyên truyền, cổ động các hoạt động, sự kiện của tỉnh, của đất nước được thực hiện tập trung ở khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và ở các đơn vị cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú: Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh sáng tác 09 tranh mẫu; xuất bản 04 số với 800 cuốn Văn hóa, Thể thao và Du lịch; dựng 18 phim phóng sự và video clip tuyên truyền; in, căng treo 1.213 băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn tuyên truyền; dựng 56 cụm cổ động. Các đội tuyên truyền lưu động toàn tỉnh đã thực hiện 410 buổi tuyên truyền phục vụ 320 nghìn lượt người xem; căng treo 10.600 cờ phướn, băng rôn, khẩu hiệu.
Toàn tỉnh có 1.261 đội văn nghệ quần chúng, thực hiện 1.812 buổi biểu diễn đã thu hút 310 nghìn lượt người xem. Đoàn Nghệ thuật xây dựng 05 chương trình ca, múa, nhạc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tổ chức biểu diễn 86 chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị, phục vụ 224 nghìn lượt người xem.
Trong 9 tháng năm 2022, hệ thống thư viện công cộng đã nhập bổ sung 9.115 bản sách; thực hiện cấp thẻ cho 3.242 độc giả; phục vụ 162.638 lượt độc giả sử dụng tài liệu thư viện; thực hiện luân chuyển 370.504 bản sách.
Trong 9 tháng đầu năm, có 02 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia . Đến thời điểm báo cáo có 14 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 29 di tích được xếp hạng (trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh).
Trong 9 tháng năm 2022, Bảo tàng tỉnh đón 2.157 lượt khách (trong đó: 129 lượt khách nước ngoài); Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đón tiếp 191.785 lượt khách (1.152 lượt khách nước ngoài); Ban Quản lý Di tích phục vụ 266.858 lượt khách tham quan (759 lượt khách quốc tế).
Phong trào TDTT quần chúng của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2022 tiếp tục được duy trì và phát triển tốt, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng; Tổ chức được 321 hoạt động thể thao (trong đó 308 giải và 13 Đại hội TDTT), thu hút trên 50.000 người tham gia. Số người tập luyện thường xuyên ít nhất 01 môn thể thao là 199,6 ngàn người, chiếm 31,8% trên tổng số dân toàn tỉnh; số hộ gia đình thể thao là 27,99 ngàn hộ, chiếm 20,8% trên tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; toàn tỉnh có 417 Câu lạc bộ TDTT cơ sở.
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao duy trì, phát triển các môn thể thao thành tích cao, đào tạo tập trung 15 VĐV ở 3 môn là Cầu lông, Điền kinh, Karate; thành lập 08 đoàn vận động viên tham gia các giải thi đấu cấp khu vực và toàn quốc đạt 27 huy chương các loại, trong đó có 11 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 06 huy chương đồng; có 01 VĐV đạt kiện tướng Quốc gia, 04 VĐV đạt cấp I Quốc gia và 01 VĐV đạt cấp II Quốc gia.
Dự ước trong tháng 9 đón khoảng đón khoảng 91.213 lượt khách du lịch, (khách quốc tế đạt 489 lượt người). Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2022 lượng khách du lịch tới tỉnh Điện Biên đạt 517,9 ngàn lượt, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021 (khách quốc tế đạt 1,74 ngàn, tăng 392,6%); tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 825,7 tỷ đồng, tăng 52,6%.
5. Tai nạn giao thông, cháy, nổ, vi phạm môi trường, thiệt hại do thiên tai
* Tai nạn giao thông: Từ 15/7/2022 đến 14/8/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết và 5 người bị thương. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do người điểu khiển vi phạm tốc độ; đi sai làn đường, phần đường và có trường hợp người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia. Lũy kế từ 15/11/2021 đến 14/8/2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 19 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 17 người chết, 11 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 20,83%, số người chết tăng 70,0%, số người bị thương giảm 57,69%. Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ, không đi đúng làn đường quy định, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn kỹ thuật và các nguyên nhân khác.
* Cháy nổ: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không xẩy ra cháy, nổ. Lũy kế từ 15/11/2021 đến 14/7/2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xẩy ra 4 vụ cháy (2 vụ cháy nhà, 1 vụ cháy xe ô tô chở vật liệu xây dựng, 1 vụ cháy loại hình khác), không gây thiệt hại về người, ước tính thiệt hại khoảng 2.650 triệu đồng. Nguyên nhân cháy là do sự cố hệ thống, thiết bị điện, 2 vụ cháy chưa rõ nguyên nhân. So cùng kỳ năm trước số vụ giảm 71,43%, bằng 10 vụ; số thiệt hại giảm 48,99%, bằng 2.545 triệu đồng.
* Vi phạm môi trường: Số vụ vi phạm môi trường trong tháng 9 là 28 vụ; số vụ được xử lý 29 vụ với tổng số tiền xử phạt 117,77 triệu đồng. So với tháng trước, số vụ vi phạm tăng 3,67 lần; số vụ được xử lý tăng 4,8 lần; tổng số tiền xử phạt tăng 4,5 lần. So với cùng kỳ năm trước, số vụ vi phạm gấp 2 lần; số vụ được xử lý tăng 1,41 lần; tổng số tiền xử phạt giảm 2,22%. Luỹ kế 9 tháng đầu năm số vụ vi phạm môi trường 299 vụ, tăng 33,48%; số vụ được xử lý 248 vụ, tăng 19,81% với tổng số tiền xử phạt 920,59 triệu đồng, giảm 3,33%. Chủ yếu là phá rừng làm nương, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật.
* Thiệt hại do thiên tai: Từ ngày 20/8 đến ngày 26/8/2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 đợt mưa lớn, đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản như sau: làm 01 người bị chết; 11 ngôi nhà hư hại; 0,5 ha diện tích lúa; 01 con gia súc bị lũ cuốn trôi; 0,3 ha diện tích nuôi cá bị thiệt hại. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 0,36 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm tới thời điểm báo cáo thiên tai làm thiệt hại: 9 người bị chết và 4 người bị thương; 538 nhà hư hại; 1243,7 ha lúa; 102,86 ha ngô, sắn, hoa màu, rau màu; 1.434 con gia súc, gia cầm bị chết, bị cuốn trôi (871 con gia súc); 37,84 ha diện tích nuôi cá; 200 kg cá bị cuốn trôi; thiệt hại về thủy lợi: có 6 đập bị sạt lở hư hỏng, 46 công trình bị hư hỏng ảnh hưởng do thiên tai, khối lượng đất đá vùi lấp kênh 34.661 m3, chiều dài kênh bị sạt gãy vùi lấp hư hỏng 3.934 m; thiệt hại về giao thông: chiều dài đường sạt lở hư hỏng 35.873,6 m, khối lượng đất sạt xuống đường 767.615,7 m3, hư hỏng mặt đường 94.296 m2; có 23 trường, điểm trường, 8 cơ sở y tế bị thiệt hại và một số thiệt hại khác. Ước tính giá trị thiệt hại là 169,3 tỷ đồng; tăng 5,88 lần so cùng kỳ năm trước.
C. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đánh giá chung, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh; giá xăng dầu tăng cao do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và U-crai-na. Tuy nhiên, với việc thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân cao nhằm quyết tâm phục hồi kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn tiếp tục duy trì được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và nỗ lực của các Sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 trên 10%), trong quý IV năm 2022, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:
- Tiếp tục chung tay cùng cả nước trong công tác phòng chống Covid-19.
- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm nguồn cung, lưu thông hàng hóa. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các phương án điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân.
- Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả, tạo điều kiện hỗ trợ thực sự cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua cơ chế phù hợp và được cải thiện hơn về lãi suất vay cũng như điều kiện thủ tục để được vay vốn dễ dàng, tiện lợi nhất. Ưu tiên tín dụng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phụ trợ, sử dụng nhiều lao động.
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục các dự án đầu tư công, nhất là các dự án khởi công mới để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn giao, quyết liệt sát sao các đơn vị chủ đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao năm 2022.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tối đa các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhằm phát hiện xử lý kịp thời giảm tối đa tổn thất cho người nông dân. Chỉ đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các loại cây, con giống có thời gian sinh trưởng ngắn và có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Triển khai tăng cường quản lý thị trường giá cả, trong đó cần kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới.
- Tiếp tục khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách, hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh.
- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống dân cư. Thực hiện có hiệu quả cao chính sách ưu đãi tín dụng để có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn được vay vốn; đồng thời tổ chức định hướng giúp đỡ các hộ gia đình sử dụng vốn vay đúng mục đích và hướng dẫn cách phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững. Tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn. Triển khai các hoạt động giám sát trong thực hiện chương trình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng ngừa và xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm ổn định sản xuất và đời sống./.
Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên
Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn