TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN THÁNG 12 VÀ NĂM 2023

Thứ sáu - 29/12/2023 18:18
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước năm 2023 theo giá so sánh năm 2010 đạt 14.912,39 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 2.432,44 tỷ đồng, tăng 3,01%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3.584,2 tỷ đồng, tăng 12,96% (công nghiệp giảm 4,26%); khu vực dịch vụ đạt 8.230,66 tỷ đồng, tăng 5,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 665,09 tỷ đồng, tăng 7,06%.

Kinh tế thế giới năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na phức tạp hơn, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng. Tại thời điểm cuối năm 2023, các tổ chức quốc tế điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 theo các hướng khác nhau và đều thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Liên minh châu Âu (EU) dự báo đạt 3,1%, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo đạt 3,0%, giữ nguyên so với dự báo tháng 7/2023; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 2,9%, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2023; Fitch Ratings (FR) dự báo đạt 2,9%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2023; Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu đạt 2,1% năm 2023, giữ nguyên so với dự báo trong tháng 6/2023.  

Trong nước, trước những khó khăn, thách thức với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 27/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cùng nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra.

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bên cạnh những khó khăn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều các yếu tố gây bất lợi như: Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, rét hại, mưa đá cục bộ tại một số địa phương, … gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của Nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện nghiêm túc, linh hoạt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 vào tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023. Nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau: 

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) quý IV/2023 ước tính tăng 7,02% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,04%; khu vực dịch vụ tăng 6,36%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,65%.  

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước năm 2023 theo giá so sánh năm 2010 đạt 14.912,39 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 2.432,44 tỷ đồng, tăng 3,01%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3.584,2 tỷ đồng, tăng 12,96% (công nghiệp giảm 4,26%); khu vực dịch vụ đạt 8.230,66 tỷ đồng, tăng 5,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 665,09 tỷ đồng, tăng 7,06%. 

Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,71%; quý II tăng 5,90%; quý III tăng 8,78%; quý IV tăng 7,02%), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm đạt khá so với các tỉnh cùng khu vực (đứng thứ 4/14 tỉnh; 27/63 cả nước). 

Trong 7,1% tăng trưởng của năm 2023 đa phần các ngành, các lĩnh vực duy trì được mức tăng trưởng khá và đều đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó lĩnh vực công nghiệp do nhiều ngành công nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm cùng với yếu tố thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp khai thác và thủy điện đã làm giảm tốc độ phát triển của ngành trong năm 2023. Cụ thể: Nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,51 điểm %; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,95 điểm % (công nghiệp giảm 0,33 điểm %); nhóm dịch vụ đóng góp 3,32 điểm % (là nhóm có tỷ trọng cao nhất trong mức tăng trưởng); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,31 điểm %. 

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành đạt 27.772,9 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước đạt 93,37% kế hoạch. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.333,92 tỷ đồng, tăng 3,29%, đạt 89,06%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 6.178,38 tỷ đồng, tăng 15,28%, đạt 96,51%; khu vực dịch vụ đạt 16.025,28 tỷ đồng, tăng 10,39%, đạt 93.26%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.235,32 tỷ đồng, tăng 10,95%, đạt 95,64%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,6%, giảm 1,06% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,25%, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ chiếm 57,7%, tăng 0,06% so với cùng kỳ năm trước; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,45%, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước năm 2023 đạt 42,98 triệu/người/năm, (tăng 3,37 triệu/người/năm so với năm 2022).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thuận lợi, dịch bệnh trên cây trồng giảm, sản phẩm sản xuất ra bán được giá, thị trường tiêu thụ ổn định; công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp chính quyền được nhân dân đồng tình ủng hộ, các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất được thực hiện hiệu quả... Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã được hạn chế. Sản xuất lâm nghiệp tập trung chăm sóc và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, đồng thời triển khai các chương trình, dự án trồng rừng và trồng các loại cây lâu năm. Nuôi trồng và khai thác thủy sản được duy trì phát triển tốt. 

2.1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

* Tháng 12 năm 2023:

Gieo trồng cây vụ Đông 2024: Trong tháng toàn tỉnh đã gieo trồng được 1.658,52 ha, tăng 9,78% (+147,78 ha) nguyên nhân do: (1) bà con tận dụng đất lúa giữa hai vụ để gieo trồng ngô vụ đông; (2) khoai lang, lạc đang được ưa chuộng trên thị trường nên trong kỳ bà con tăng diện tích trồng tại huyện Điện Biên, Nậm Pồ; (3) tại huyện Mường Nhé trồng 113,80 ha khoai tây do dự án trồng mô hình liên kết với hộ dân hỗ trợ giống, phân bón và bao tiêu đầu ra sản phẩm. Nhìn chung gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn tỉnh không ổn định, còn phụ thuộc vào thời tiết, nhu cầu tiêu thụ để tiến hành gieo trồng cây hoa màu vụ đông. 

Đến thời điểm báo cáo chưa triển khai gieo trồng lúa Đông xuân 2024.

* Sơ bộ năm 2023

- Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng  đạt 102.635,6 ha, tăng 0,84% so với năm 2022. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 2023 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, do thời tiết thuận lợi, dịch bệnh trên cây trồng giảm hơn so năm trước, sản phẩm sản xuất ra bán được giá, thị trường tiêu thụ ổn định; các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất được thực hiện hiệu quả… 

Sản xuất lương thực tiếp tục được quan tâm phát triển và có cải thiện cả về cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản xuất. Tổng sản lượng lương thực năm 2023 ước đạt 285.519 tấn, tăng 0,91% so với năm trước và vượt 1,34% kế hoạch, trong đó: 

Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 55.615,72 ha, tăng 1,01% so cùng kỳ năm trước, vượt 2,13% kế hoạch , năng suất 38,03 tạ/ha, sản lượng lúa thu được 211.488,23 tấn, tăng 2,34%, vượt 2,48% kế hoạch;

Cây ngô: Tổng diện tích gieo trồng được 24.423,44 ha, giảm 4,61%, đạt 95,39% kế hoạch; năng suất 30,31 tạ/ha; sản lượng ngô đạt 74.031,02 tấn, giảm 2,94% đạt 97,06% kế hoạch. Nguyên nhân giảm do một số huyện vùng cao của địa phương sử dụng giống ngô địa phương vào gieo trồng cho năng suất thu hoạch thấp, giá thành bán ra không ổn định, thị trường tiêu thụ hạn chế, bà con chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô sang trồng sắn đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Cây lấy củ có chất bột: Tổng diện tích gieo trồng được 14.140,13 ha, tăng 11,28%, trong đó: Sắn diện tích đạt 12.707,44 ha, tăng 17,26%, sản lượng đạt 123.504,92 tấn, tăng 17,03; dong giềng diện tích đạt 763,37 ha, giảm 36,78, sản lượng đạt 6.922,50 tấn, giảm 35,15%; khoai tây diện tích đạt 31,67 ha, tăng 86,29%, sản lượng đạt 354,16 tấn, tăng 41,11% .  

Cây có hạt chứa dầu: Diện tích gieo trồng đạt 1.716,21 ha, giảm 7,15%, trong đó: Đậu tương diện tích đạt 568,95 ha, giảm 24,28% ; sản lượng đạt 690,61 tấn, giảm 26,54%. Lạc diện tích đạt 1.147,26 ha, tăng 4,58%; năng suất đạt 13,47 tạ/ha, tăng 8,22%; sản lượng đạt 1.545,78 tấn, tăng 13,18% .

Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng đạt 4.938,03 ha, tăng 2,2%; năng suất đạt 186,95 tạ/ha; sản lượng đạt 92.318,62 tấn, tăng 2,42%. Nguyên nhân tăng diện tích, năng suất, sản lượng rau các ở các địa phương trong toàn tỉnh, do người dân nhận thấy trồng rau đem lại nguồn thu nhập ổn định nên mở rộng diện tích gieo trồng.

Cây lâu năm: Các loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp tục có mức tăng trưởng khá về năng suất, sản lượng như cà phê, mắc ca, chè; nhiều dự án sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư, các chính sách hỗ trợ được triển khai khá đồng bộ, góp phần tạo động lực thúc đẩy người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất.

Tổng diện tích hiện có là 20.216,86 ha, tăng 18,93% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:  Nhóm cây ăn quả đạt 11.054,14 ha (chiếm 54,68% tổng diện tích cây lâu năm), tăng 35,43%; nhóm cây công nghiệp đạt 8.404,77 ha, tăng 1,43%;

Nhóm cây ăn quả gia tăng diện tích ở một số cây như: Mắc ca tăng 2.528,87 ha, thanh long tăng 11,02 ha, dứa tăng 19,5 ha; ổi tăng 15,36 ha; bưởi tăng 33,11 ha; bơ tăng 5 ha.... Sản lượng thu hoạch một số loại như sau: Xoài đạt 1.699,78 tấn, tăng 24,86% so với năm trước; bưởi đạt 2.419,87 tấn, tăng 42,47%; nhãn đạt 1.943,18 tấn, tăng 12,42%; dứa đạt 6.206,08 tấn, tăng 3,81%; thanh long đạt 220,11 tấn, tăng 19,13%; cam đạt 883,72 tấn, giảm 20,21%; chuối đạt 6.472,48 tấn, giảm 4,59%.

Trong nhóm cây ăn quả diện tích mắc ca đạt 7.306,28 ha (chiếm tỷ trọng 66,09% so với tổng diện tích cây ăn quả), tăng 52,93% so với chính thức năm trước; diện tích tăng tại 5/10 huyện, thị xã, thành phố; 95% diện tích mắc ca được trồng trên nền đất lâm nghiệp, hiện nay tỉnh đang quan tâm chú trọng và khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển cây mắc ca. Sản lượng đạt 712,32 tấn, tăng 378,97% (bằng 563,6 tấn), trong năm diện tích cho sản phẩm 1.531,57 ha, tăng 1.172,5 ha so chính thức năm trước, do là năm đầu tiên thu bói quả nên năng suất, sản lượng còn thấp, tỷ lệ nhân còn bé, lép nhiều. 

Trong nhóm cây công nghiệp, diện tích cao su đạt 5.015,9 ha (chiếm 24,81% diện tích trồng cây lâu năm), giảm 0,01% so với năm trước, diện tích cho sản phẩm 4.529,28 ha, tăng 11,25%, sản lượng đạt 5.180 tấn, tăng 8,34% ; cà phê diện tích đạt 2.758,56 ha (chiếm 13,64% diện tích trồng cây lâu năm), tăng 4,51%, sản lượng đạt 4.393 tấn, tăng 8,77% ; chè diện tích đạt 630,31 ha, giảm 0,02%, sản lượng chè đạt 203,04 tấn, tăng 62,35%, trong đó: Chè búp 198 tấn, tăng 64,93% . 

Trong nhóm cây dược liệu lâu năm diện tích sa nhân đạt 713,43 ha, tăng 52,47%; sản lượng đạt 51,7 tấn, tăng 27,97%. Cây sa nhân là cây có giá trị kinh tế cao, đang được bà con mở rộng diện tích trồng tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng: Trong năm tình hình thời tiết diễn biến thất thường tạo điều kiện cho sâu hại cây trồng xảy ra ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Trước tình hình đó các địa phương đã triển khai, diệt trừ, tăng cường công tác chỉ đạo chặt chẽ ở giai đoạn chăm sóc, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhìn chung mật độ, tỷ lệ gây hại nhẹ và thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích phòng trừ năm 2023 là 45.275 lượt ha  (giảm 10.676,8 lượt ha so với năm 2022).

b) Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Đàn trâu, đàn bò vẫn luôn được trú trọng phát triển, các chính sách ưu tiên hỗ trợ về giống và đầu tư chuồng trại vẫn tiếp tục được quan tâm giúp các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất. 

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc gia cầm ước năm 2023 tăng do: (1) nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng; (2) trong năm diễn ra nhiều hoạt động lớn: Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, Giải cầu lông Câu lạc bộ các tỉnh, thành, ngành toàn quốc năm 2023 - tranh cúp Thành Công…; (3) nhu cầu xuất thịt đi các tỉnh dưới xuôi tăng; (4) giá thịt hơi xuất chuồng ổn định. 

Tình hình thiệt hại do dịch bệnh trong năm 2023: Diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi năm 2023 cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên xảy ra một số dịch bệnh nhỏ lẻ, gây thiệt hại về gia súc . Để hạn chế tối đa dịch bệnh bùng phát và lây lan, công tác tiêm phòng vắc xin tiếp tục được triển khai thực hiện, trong năm triển khai tiêm phòng 1.732.052 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi gia súc, gia cầm. Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh được 79.481 con lợn; 159 con trâu, bò; 12.416 kg thịt trâu, bò. Thực hiện kiểm soát giết mổ được 39.037 con lợn; 3.026 con trâu, bò.  

2.2. Lâm nghiệp

Trong tháng toàn tỉnh không có vụ cháy rừng xảy ra; tuy nhiên, hiện tượng phá rừng và vi phạm quy định QLBVR vẫn còn. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích là 1,61 ha. Khai thác rừng trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến lâm sản trái pháp luật, vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản 06 vụ. Cơ quan chức năng thu giữ 7,22 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 70,08 triệu đồng. Cả năm 2023 toàn tỉnh đã xảy ra 389 vụ vi phạm về quy định quản lý bảo vệ rừng , cơ quan chức năng thu giữ 138,4 m3 gỗ các loại, tổng số tiền thu nộp 1.837,77 triệu đồng. 

Diện tích rừng trồng mới tập trung trong tháng 12/2023 ước đạt 247,52 ha, tăng 91,05% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ dự ước khai thác đạt 1.131 m3, tăng 6,80%; củi khai thác đạt 66.690 ste, tăng 2,75%. Quý IV/2023 diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 1.366,7 ha, tăng 558,94% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 198.765 ste, tăng 3,45%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.428 m3, tăng 9,98%

Tính chung năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 1.568,12 ha (rừng sản xuất: 1.430,15 ha (rừng thân gỗ); rừng phòng hộ: 137,97 ha (rừng thân gỗ), tăng 229,69%  so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 311,03 nghìn cây, giảm 66,32% ; sản lượng củi khai thác đạt 66.690 ste, tăng 2,75%; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.254,09 m3, tăng 0,52%. 

2.3. Thủy sản

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển tốt, dự ước toàn tỉnh có 2.762,30 ha, ao, hồ nuôi trồng thủy sản, tăng 0,80% so với cùng kỳ năm trước. Mô hình nuôi cá lồng bè được quan tâm đầu tư với 337 lồng, trong đó đã cho thu hoạch ổn định 265 lồng, tổng thể tích 42.402 m3, chủ yếu nuôi cá rô phi, cá trắm, cá chim trắng, cá trê, cá lăng và cá tầm. 

Sản lượng thủy sản tháng 12/2023 ước đạt 412,92 tấn, tăng 4,71% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản quý IV/2023 ước đạt 1.233,95 tấn, tăng 4,82% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.203,22 tấn, tăng 4,70%; tôm đạt 12,03 tấn, tăng 9,07%; thủy sản khác đạt 18,70 tấn, tăng 10,19%. Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 4.743 tấn, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, đạt 103,49% so với kế hoạch tỉnh giao, bao gồm: Cá đạt 4.610,39 tấn, tăng 3,84%; tôm đạt 42,57 tấn, tăng 1,43%; thủy sản khác đạt 90,04 tấn, tăng 1,01%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 387,89 tấn, tăng 4,92% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 384,25 tấn, tăng 4,94%; tôm đạt 1,47 tấn, tăng 3,52%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý IV/2023 ước đạt 1.156,42 tấn, tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 1.145,30 tấn, tăng 4,85%; tôm đạt 5,08 tấn, tăng 4,53%. Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.459,41 tấn, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước, vượt 3,62% so với kế hoạch, trong đó: Cá đạt 4.408,69 tấn, tăng 3,97%; tôm đạt 15,97 tấn, tăng 1,98%. 

Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 25,03 tấn, tăng 1,5% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 19,1 tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 2 tấn, tăng 0,92%. Sản lượng thủy khai thác quý IV/2023 ước đạt 77,53 tấn, tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 57,92 tấn, tăng 1,83%; tôm đạt 6,95 tấn, tăng 12,64%. Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 283,59 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt 1,5% kế hoạch, trong đó: Cá đạt 201,7 tấn, tăng 1,14%; tôm đạt 26,6 tấn, tăng 1,1%.

3. Sản xuất công nghiệp

Sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh không đồng đều giữa các ngành và còn phụ thuộc vào thời tiết. Các thủy điện trên địa bàn tỉnh có công suất dưới 40MW buộc phải điều tiết nước trong ngày để đảm bảo lưu lượng nước cho ngành nông nghiệp ở vùng hạ lưu. Từ đầu năm đến nay chỉ có tháng 8 mưa nhiều và sản lượng tăng đáng kể. Tuy nhiên các tháng còn lại sản lượng giảm sâu do khô hạn kéo dài. Ngành sản xuất điện giảm đã làm giảm chỉ số chung của toàn ngành.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12/2023 ước tăng 4,88% so với tháng trước và tăng 8,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành khai khoáng tăng 23,9% và tăng 9,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chế tạo tăng 5,31% và tăng 13,04% ; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,7% và giảm 1,29% ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 4,42% và tăng 5,11%.

Quý IV năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 22,8% so quý trước và tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 45,75% và tăng 11,12%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,25% và tăng 11,15%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 61,05% và giảm 5,01%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,97% và tăng 4,76%. 

Ước tính năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 1,63% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 21,09%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,71% ; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,89%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 17,39% do lưu lượng nước ở các lòng hồ giảm sâu không đủ nước cho các thủy điện vận hành đúng công suất thiết kế; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,85%.

Chỉ số sản xuất năm 2023 của một số ngành công nghiệp cấp II giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Khai thác than cứng và than non giảm 36,85%; khai thác quặng kim loại giảm 21,93%; sản xuất điện giảm 17,39%; sản xuất trang phục giảm 10,52%. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành tăng cao: Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất tăng 103,70%; sản xuất đồ uống tăng 21,92%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ gường, tủ, bàn ghế) tăng 17,97%; sản xuất than cốc tăng 10,40%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 15,16%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 10,65%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,52%.

Một số sản phẩm công nghiệp năm 2023 giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất giảm 18,86%; than đá (than cứng) loại khác giảm 36,85%; Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) giảm 29,97%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng cao và khá so với cùng kỳ năm trước: Giường bằng gỗ các loại tăng 21,94%; bàn bằng gỗ các loại tăng 10,63%; thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc trụ cột chống hầm lò bằng sắt, thép, nhôm tăng 8,22%; Điện thương phẩm tăng 11,01%; xi măng Portland đen tăng 7,97%;

Như vậy trong vòng 5 năm qua năm 2023 là năm có chỉ số IIP giảm sâu nhất, do sự giảm đột biến của ngành điện bị tác động khách quan từ thời tiết và sự biến đổi của khí hậu gây ảnh hưởng đến chỉ số chung của toàn ngành.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 ổn định so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 22,23 lần so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước giảm 83,54%), do ngành sản xuất xi măng. 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 3,01% so với tháng trước và giảm 3,22% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 12 tháng tăng 6,09% do tác động của ngành sản xuất xi măng tăng 7,05%. 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2023 tăng 0,43% so với tháng trước, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,74%. So với tháng cùng kỳ năm trước tăng 4,63%, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,79%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 5,89%. Ước tính năm 2023 số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,65% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,22%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 5,68%).  

4. Xây dựng 

Kết quả hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023 tập trung chủ yếu ở các công trình trọng điểm, nhiều công trình dự án xây dựng có giá trị lớn được triển khai thi công, tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch khu, cụm công nghiệp, điểm tái định cư bảo đảm đồng bộ, hiệu quả coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược của tỉnh trong thời gian tiếp theo. Điều này đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. 

Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành quý IV năm 2023 ước đạt 4.466,39 tỷ đồng, tăng 22,98% so với quý trước và tăng 14,39% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023 ước đạt 13.133,77 tỷ đồng, tăng 20,59% so với cùng kỳ năm trước.

 Chia theo loại hình sở hữu: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 8.020,36 tỷ đồng (chiếm 61,07%), tăng 28,20% ; các loại hình khác bao gồm xây dựng của các xã, phường, thị trấn; hoạt động của các đội xây dựng cá thể và xây dựng tự làm, tự ở của các hộ gia đình đạt 5.113,41 tỷ đồng (chiếm 38,93%), tăng 10,33%. 

Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 4.978,96 tỷ đồng (chiếm 37,91%), tăng 5,60%. Công trình nhà không để ở đạt 2.610,02 tỷ đồng (chiếm 19,87%), tăng 13,50%. Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 5.159,28 tỷ đồng (chiếm 39,28%), tăng 45,46%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 385,52 tỷ đồng (chiếm 2,94%), tăng 16,94%.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Dự tính năm 2023 toàn tỉnh có 135 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 33,66% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký dự tính trên 1.200 tỷ đồng (năm 2022 là 1.574,45 tỷ đồng) và dự kiến sử dụng 720 lao động. Dự ước số doanh nghiệp đăng ký mới thực tế đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 là 75 doanh nghiệp, chiếm khoảng 55% số doanh nghiệp thành lập mới và sử dụng lao động chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng, thương mại và tư vấn xây dựng; có 15 doanh nghiệp khôi phục mã số thuế quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 78 doanh nghiệp, 17 doanh nghiệp đã được hoàn tất thủ tục giải thể.

Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển. Dự ước trong năm 2023 thành lập mới 29 hợp tác xã, đạt 131,82% so với kế hoạch; có 01 HTX giải thể, không có HTX nào ngừng hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 319 HTX với 9.844 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 888 tỷ đồng.

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2023: Có 65,22% doanh nghiệp nhận định tốt hơn so với quý trước, có 30,43% nhận định giữ nguyên; có 4,35% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn, chỉ số cân bằng quý IV so với quý trước 60,87%. Quý I/2024 là thời gian có nhiều ngày nghỉ lễ, tết nên hoạt động sản xuất của một số ngành bị gián đoạn tuy nhiên các doanh nghiệp được chọn mẫu vẫn phấn đấu tăng năng suất lao động để tạo đà cho một năm mới phát triển vượt trội hơn, có 47,83% nhận định tốt hơn, 52,17% sẽ duy trì ổn định như quý IV/2023; đặc biệt không có doanh nghiệp nào nhận định khó khăn hơn nên chỉ số cân bằng quý IV/2023 đạt 47,83%.  

6. Thương mại, dịch vụ, vận tải

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 

Hoạt động thương mại và dịch vụ trong tháng tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 0,82% so với tháng trước và  tăng 19,42% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,93% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 34,78%, quý II tăng 34,78%, quý III tăng 28,69% và quý IV tăng 21,60%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2023 ước đạt 1.907,35 tỷ đồng, tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 19,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.687,41 tỷ đồng, tăng 2,6% so với quý trước và tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.924,28 tỷ đồng, tăng 28,93% so với cùng kỳ năm trước.

* Bán lẻ hàng hoá 

Xét theo ngành hoạt động trong tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12, quý IV và ước năm 2023 như sau:

* Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12/2023 ước đạt 74,70 tỷ đồng, tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 14,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV năm 2023 ước đạt 223,45 tỷ đồng, tăng 1,25% so với quý trước và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2023 đạt 862,60 tỷ đồng, tăng 31,70% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 96,61 tỷ đồng, tăng 55,38%; dịch vụ ăn uống đạt 765,99 tỷ đồng, tăng 29,21%.

* Dịch vụ khác

Doanh thu một số ngành dịch vụ khác tháng 12/2023 ước đạt 261,24 tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước, tăng 0,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV năm 2023 ước đạt 768,41 tỷ đồng, tăng 3,34% so với quý trước và tăng 0,96% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2023 đạt 2.967,30 tỷ đồng, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước.

b) Hoạt động Vận tải

Hoạt động vận tải đường bộ trong tháng diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa tăng đã tác động làm cho doanh thu hành khách và hàng hóa tăng. Từ ngày 02/12/2023, Cảng hàng không Điện Biên đã trở lại hoạt động góp phần tăng doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ vận tải trong tháng tăng cao so với tháng trước. Trong đó: vận chuyển hành khách tăng 7,19% và luân chuyển hành khách tăng 7,99%; vận chuyển hàng hóa tăng 11,11% và luân chuyển hàng hóa tăng 11,08%. 

Quý IV năm 2023, so với cùng kỳ năm trước: Vận chuyển hành khách tăng 12,48%, luân chuyển hành khách tăng 13,32%; vận chuyển hàng hóa tăng 16,79%, luân chuyển hàng hóa tăng 16,53%. Tính chung năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 49,23% và luân chuyển hành khách tăng 49,74% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 38,56% và luân chuyển hàng hóa tăng 37,46% so với cùng kỳ năm trước. 

Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng 12/2023 đạt 127,01 tỷ đồng, tăng 0,94% so với tháng trước và tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước; quý IV năm 2023 ước đạt 378,48 tỷ đồng, tăng 13,8% so cùng kỳ năm trước. Năm 2023, ước đạt 1.489,52 tỷ đồng, tăng 38,92% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hành khách ước đạt 300,26 tỷ đồng, tăng 53,23%; vận tải hàng hóa ước đạt 1.182,83 tỷ đồng, tăng 37,15%; hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 6,43 tỷ đồng, giảm 53,53%. 

Vận tải hành khách tháng 12/2023 ước đạt 228,89 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 7,19% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 36,35 triệu HK.km, tăng 0,15% và tăng 7,99%; quý IV năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 685,53 nghìn hành khách vận chuyển, tăng 12,48% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 108,89 triệu HK.km, tăng 13,32%. Năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 2.689,47 nghìn hành khách vận chuyển, tăng 49,23% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 425,69 triệu HK.km, tăng 49,74%.

Vận tải hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 649,48 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 11,11% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 29,77 triệu tấn.km, tăng 0,22% so với tháng trước và tăng 11,08% so với cùng kỳ năm trước; quý IV năm 2023, vận tải hàng hóa đạt 1.944,97 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,79% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 89,15 triệu tấn.km, tăng 16,53%.

Năm 2023 vận tải hàng hóa ước đạt 7.682,73 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 38,56% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 351 triệu tấn.km, tăng 37,46%.

* Vận tải hàng không: Trong năm 2023, Cảng hàng không Điện Biên thực hiện kế hoạch tạm dừng đóng cửa từ 0h ngày 15/4/2023 đến hết ngày 30/11/2023 để phục vụ thi công các hạng mục của Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên đã làm giảm doanh thu dịch vụ Cảng hàng không Điện Biên và số lượt khách cũng như số lượng hàng hóa bốc xếp thông qua Cảng hàng không.

Doanh thu dịch vụ của Cảng hàng không ước năm đạt 4.661,87 triệu đồng, giảm 56,07% so với cùng kỳ năm trước; 

Số lượt khách thông qua Cảng hàng không ước năm đạt 54.214 hành khách (chiều khách đi 26.166 hành khách, chiều khách đến 28.048 hành khách), so với cùng kỳ năm trước số lượt khách giảm 67,44% (chiều khách đi giảm 67,99%, chiều khách đến giảm 66,90%). Số lượng hàng hóa bốc xếp qua Cảng hàng không ước năm đạt 2,65 tấn, giảm 76,99% so với cùng kỳ năm trước.

c) Bưu chính viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục đà tăng trưởng; cơ sở hạ tầng được mở rộng; chất lượng dịch vụ có nhiều đổi mới, đa dạng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.

Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông ước qúy IV đạt 223,93 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Ước năm 2023 doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 897,72 tỷ đồng, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: doanh thu bưu chính, chuyển phát 136,1 tỷ đồng, tăng 1,37%; doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 761,62 tỷ đồng tăng 0,75%); 

Số thuê bao điện thoại ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 572.980 thuê bao (thuê bao cố định đạt 5.837 thuê bao; thuê bao di động đạt 567.143 thuê bao), so với cùng kỳ năm trước tăng 5,84% (thuê bao cố định giảm 4,69%; thuê bao di động tăng 5,69%). Số thuê bao internet ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 63.595 thuê bao, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,3%.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng 

Ngành ngân hàng đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong thực hiện quản lý hoạt động tài chính, tiền tệ trên địa bàn đảm bảo chặt chẽ, đúng định hướng; ưu tiên tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án trọng điểm của tỉnh; kịp thời thực hiện các yêu cầu, giải pháp theo chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Thị trường tiền tệ: Các ngân hàng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất. Áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có xu hướng tăng trong nửa đầu năm và giảm dần vào những tháng cuối năm. Đến thời điểm báo cáo, lãi suất huy động đã giảm khoảng 1%-3% và lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,5% so với thời điểm 31/12/2022.

Huy động vốn: Tổng nguồn vốn tín dụng ước thực hiện đến 31/12/2023 là 17.200 tỷ đồng, tăng 8,34% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm là 15.309 tỷ đồng, tăng 12,88% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm 81,09%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Nguồn vốn tăng chủ yếu ở tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng. Các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.

 Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 31/12/2023 là 21.500 tỷ đồng, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 8.000 tỷ đồng, giảm 1,7%, chiếm 37% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung, dài hạn là 13.500 tỷ đồng, tăng 10,25%, chiếm 63% tổng dư nợ. 

Chất lượng tín dụng: Nợ xấu của các NHTM, NHCSXH ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 là 285 tỷ đồng, chiếm 1,39%/tổng dư nợ. 

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2023 tăng trưởng tích cực, ước tính đạt 18.155,33 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước năm 2023 đạt 87,12% kế hoạch và tăng 23,66% so với cùng kỳ năm 2022. 

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 12/2023 ước đạt 428,65 tỷ đồng, tăng 9,84% so với tháng trước, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 319,75 tỷ đồng, tăng 8,71% và giảm 16,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 99,06 tỷ đồng, tăng 13,55% và giảm 0,36%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 9,84 tỷ đồng, tăng 10,71% và giảm 49,01%. 

Ước tính quý IV năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 1.178,12 tỷ đồng, tăng 1,51% so với quý trước, giảm 6,14% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 886,28 tỷ đồng, tăng 1,2% và giảm 6,94%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 264,99 tỷ đồng, tăng 3,61% và 4,46%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 26,85 tỷ đồng, giảm 7,55% và giảm 45,27%.

Ước tính năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 4.098,74 tỷ đồng, tăng 23,66% so với cùng kỳ năm trước, bằng 87,12% kế hoạch. Cụ thể: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 3.093,83 tỷ đồng, tăng 26,09%, bằng 88,09%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 908,6 tỷ đồng, tăng 24,14%, bằng 90,64%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 96,31 tỷ đồng, giảm 25,29%, bằng 50,7%.

 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 12/2023 ước đạt 1.777,51 tỷ đồng, tăng 4,57% so với tháng trước, giảm 8,77% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 850,53 tỷ đồng, tăng 6,73% và giảm 16,26% (vốn Trung ương quản lý đạt 374,89 tỷ đồng, tăng 3,36% và giảm 18,6%; vốn địa phương quản lý đạt 475,64 tỷ đồng, tăng 9,54% và giảm 14,31%); vốn ngoài Nhà nước đạt 926,97 tỷ đồng, tăng 2,67% và giảm 0,62%. 

Trong quý IV năm 2023, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 45.088,83 tỷ đồng, tăng 5,23% so với quý trước, giảm 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.112,28 tỷ đồng, tăng 7,0% và giảm 1,15%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 2.706,65 tỷ đồng, tăng 2,53% và tăng 6,15%.

Ước tính năm 2023, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 18.155,33 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ năm trước, bằng 89,78% kế hoạch. Cụ thể: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 8.294,45 tỷ đồng, tăng 6,16%, bằng 87,41% (vốn Trung ương quản lý đạt 3.745,5 tỷ đồng, giảm 7,55%, bằng 88,08%; vốn địa phương quản lý đạt 4.548,96 tỷ đồng, tăng 20,66%, bằng 86,87%); vốn ngoài Nhà nước đạt 9.860,88 tỷ đồng, tăng 20,02%, bằng 91,88%.

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước tăng 6,19% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 14,12% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

a) Thu ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 1.599,39 tỷ đồng, tăng 6,19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Thu nội địa năm 2023 ước đạt 1.533,95 tỷ đồng (chiếm 95,91%), tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước (một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn tăng cao như: Các khoản thu về nhà đất tăng 11,41%; thu từ  khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 16,2%; thu khác ngan sách tăng 15,46%).

 Thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 24,88 tỷ đồng (chiếm 1,56%), tăng 13,76% so với cùng kỳ năm trước. 

 Thu viện trợ, các khoản huy động đóng góp năm 2023 ước đạt 40,57 tỷ đồng (chiếm 2,54%), giảm 19,31% so với cùng kỳ năm trước. 

b) Chi ngân sách Nhà nước

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2023 năm 2023 ước đạt 15.004,56 tỷ đồng, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 5.419,66 tỷ đồng, chiếm 36,12%, tăng 46,95%; chi thường xuyên đạt 9.577,39 tỷ đồng, chiếm 63,83%, tăng 1,51%.

4. Hoạt động xuất - nhập khẩu 

Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ và hoạt động trao đổi thương mại biên giới năm 2023 đã dần đi vào ổn định sau 3 năm bị hạn chế do dịch Covid 19. Cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc đã bắt đầu hoạt động thông quan, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới với Lào đã được hoạt động trao đổi cư dân biên giới trở lại. Không có tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023 ước đạt 129,33 triệu USD tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, vượt 7,78% kế hoạch, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 104,33 triệu USD, tăng 33,76% so với cùng kỳ năm trước, vượt 30,41% kế hoạch (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Vật liệu xây dựng các loại (Xi măng Điện Biên, gạch men lát nền, sắt, thép hàng trong nước sản xuất); hàng nông sản; hàng bách hóa tổng hợp và các hàng hóa khác..(mủ cao su Điện Biên các loại, tinh bột sắn, cà phê, mắc ca, hoa quả tươi các loại…). Kim ngạch nhập khẩu năm 2023 ước đạt 25 triệu USD, giảm 29,06% so với năm 2022, đạt 62,5% kế hoạch; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng nông lâm thổ sản, máy móc thiết bị phục vụ thủy điện.

5. Giá cả

a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 giảm 0,12% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,91% và so kỳ gốc năm 2019 tăng 9,94%. Bình quân quý IV/2023 CPI tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, CPI tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong mức giảm 0,12% của CPI tháng 12/2023 so với tháng trước có 07 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 04 nhóm hàng hoá có chỉ số giá giảm.

(1) Bẩy nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15% (lương thực tăng 0,23% ; thực phẩm tăng 0,16% ; Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05%); nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,24%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,33%; nhóm giáo dục tăng 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,46%.

(2) Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Nhóm đồ uống thuốc lá giảm 0,07%; nhóm giao thông giảm 2,53%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,21%.

CPI bình quân quý IV/2023 tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10 nhóm hàng có chỉ số tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,58%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,39%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,06%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,90%; giao thông tăng 0,96%;  giáo dục tăng 3,42%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,40%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,66%. Có 01 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tiêu dùng giảm: Bưu chính viễn thông giảm 0,41% so với cùng ký năm trước. 

CPI bình quân năm 2023 tăng 0,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, trong đó có 07 nhóm hàng có chỉ số giá tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,13%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,70%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,31%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,33%; giáo dục tăng 49,66%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 3,47%. Có 04 nhóm có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 4,63%; giao thông giảm 4,44%; bưu chính viễn thông giảm 0,2%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 5,08%. 

 CPI bình quân năm 2023 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

(1). Trong năm trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, văn nghệ; các hoạt động trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm văn hoá du lịch được đẩy mạnh thực hiện; các giải thi đấu thể thao cấp khu vực và toàn quốc được tổ chức thành công cùng với việc quảng bá, giới thiệu khai thác có hiệu quả các công trình điểm nhấn như tranh Panorama, Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ,… Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch thu hút du khách đến thăm quan, mua sắm đã tác động làm chỉ số một số nhóm hàng tăng.

(2). Ngày 04/5/2023 và ngày 08/11/2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành quyết định số 377/QĐ- EVN và quyết định 416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã tác động làm chỉ số giá điện trong năm 2023 tăng cao so với năm 2022;

(3). Thực hiện lộ trình tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp của Chính phủ, mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 lên 1.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023 đã tác động làm chỉ số mặt hàng bảo hiểm y tế tăng;

(4). Giá dịch vụ giáo dục tăng 66,84% so với năm 2022 do tăng học phí năm học 2023-2024 đối với các cơ sở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.

(5). Ngày 17/11/2023 Bộ y tế ban hành Thông tư số 22/2023/TT-BYT về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tể giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh đã tác động làm chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI bình quân năm 2023:

(1). Giá sắt thép trong nước giảm mạnh trong năm 2023, nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ chậm, thị trường bất dộng sản chưa có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó, giá sắt thép trong nước giảm còn do các công ty thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu;

(2). Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu: Giá xăng (giảm 14 lần), giá dầu (giảm 18 lần) so với năm trước;

(3). Giá bưu chính viễn thông giảm 0,2% so với năm trước do giá điện thoại di động giảm.

* Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ 

Chỉ số giá vàng tháng 12 tăng 4,44% so với tháng trước, tăng 9,57% so với cùng kỳ năm trước, tăng 89,38% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý IV năm 2023 tăng 6,25%. Bình quân năm 2023 tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 giảm 0,79% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,45% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý IV năm 2023 tăng 0,5%. Bình quân năm 2023 tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước.

b) Chỉ số giá sản xuất quý IV/2023

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV/2023 Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý IV năm 2023 tăng 0,27% so với quý trước, tăng 2,1% so với cùng quý năm trước. Trong 3 nhóm sản phẩm chính có 2 nhóm có chỉ số giá tăng và 1 nhóm chỉ số giá giảm, cụ thể: Sản phẩm nông nghiệp tăng 0,25% và tăng 2,16%; sản phẩm lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 0,64% và tăng 1,57%; sản phẩm thủy sản nuôi trồng, khai thác giảm 0,07% và tăng 1,67%.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý IV/2023 tăng 0,56% so với quý trước, tăng 10,1% so với cùng kỳ gốc 2020. Trong đó: 3 nhóm có chỉ số tăng là sản phẩm khai khoáng tăng 0,14% và tăng 7,59%; nhóm điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,92% và tăng 11,22%; nhóm Nước tự nhiên khai thác; dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,14% và tăng 4,27%. 1 nhóm còn lại có chỉ số giảm: Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,07% và tăng 10,29%;

Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý IV/2023 giảm 2,65% so với quý trước, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý 4 giảm so với quý trước là do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã điều chỉnh giảm sâu giá bán xăng, dầu so với quý trước; giá sắt, thép giảm do bị ảnh hưởng từ giá sắt, thép trên thế giới; một số sản phẩm cây hàng năm và lâu năm đang chính vụ thu hoạch đã tác động làm giảm giá bán so với quý trước cụ thể: Nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,91%; nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo giảm 1,23%; nhóm nguyên nhiên liệu chủ yếu dùng cho xây dựng giảm 4,79%.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm 

Năm 2023 lực lượng lao động của tỉnh cơ bản có việc làm ổn định, người lao động có nhiều lựa chọn công việc cho phù hợp với mình. Các Doanh nghiệp có quy mô lớn đã sử dụng lao động ở mức nhiều hơn, nhu cầu tuyển dụng người lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tăng lên đáng kể, làm cho thị trường lao động và công tác đào tạo nghề đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Dự ước lực lượng lao động của tỉnh trong năm 2023 có 348.284 người, trong đó lao động đang làm việc 347.047 người. 

Năm 2023 toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 11.309 lao động (tăng 671 lao đông so với năm 2022) bao gồm: Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 3.110 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khoảng 4.017 người (doanh nghiệp ngoài tỉnh 3.632 lao động); đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 283 lao động; tuyển dụng vào các cơ quan đảng, đoàn thể và thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác là 3.899 lao động.

Tính chung năm 2023 tuyển mới đào tạo nghề cho 9.137 người, vượt 10,08% kế hoạch, tăng 1,09% so với năm 2022. Chia theo cấp trình độ: Cao đẳng 204 người, trung cấp 814 người, sơ cấp 5.186 người, và đào tạo dưới 3 tháng 2.933 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh ước đạt 62,15% so với lực lượng lao động, vượt 1,05% kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2022.

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Đời sống dân cư năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên tương đối ổn định. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền thực hiện các chế độ chính sách, đảm bảo cho đời sống nhân dân, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nên mức sống được nâng lên và cải thiện đáng kể.

a)  Đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động

Đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương:

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023, nhìn chung vẫn giữ được ổn định. Uớc năm 2023, thu nhập người lao động trong khu vực nhà nước đạt 8,035 triệu đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6,84 triệu đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1,815 triệu đồng/người/tháng.

Đời sống dân cư nông thôn: Năm 2023, đời sống dân cư khu vực nông thôn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi và chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ động viên kịp thời của các cấp chính quyền đã khắc phục nhanh những khó khăn đời sống dân cư ở khu vực nông thôn đã được cải thiện so với năm trước. Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy tác dụng tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân khu vực nông thôn nâng cao mức sống, giúp cho tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh được ổn định.

b) Công tác an sinh xã hội

Đối với người có công

Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công và thân nhân 3.930 suất quà (tăng 60 suất quà so với năm 2022), trị giá 1.572,9 triệu đồng (tăng 165,7 triệu đồng). (UBND tỉnh đã thăm hỏi, tặng quà cho 55 người có công và thân nhân tiêu biểu trị giá 35,95 triệu đồng; trao 1.388 suất quà của Chủ tịch nước trị giá 420,9 triệu đồng; quà của các huyện, thị xã, thành phố 1.351 suất, trị giá 605,45 triệu đồng; quà từ ngân sách cấp xã 600 suất, trị giá 202,2 triệu đồng; quà của các tổ chức cá nhân 536 suất, trị giá 308 triệu đồng).

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách, người có công trong  năm 2023 tỉnh Điện Biên đã đã sửa chữa và xây mới 15 nhà tình thương (giảm 54 nhà so với năm 2022), trị giá 550 triệu đồng; đã xây dựng, sửa chữa và bàn giao 4.485 nhà đại đoàn kết (tăng 3.307 nhà so với năm 2022),  trị giá 204.205 triệu đồng.

Bảo trợ xã hội 

Toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận hỗ trợ, tặng 47.525 suất quà tết hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng xã hội khác, kinh phí thực hiện bằng 18.230,79 triệu đồng (quà cho hộ nghèo và cận nghèo là 37.384 suất, trị giá 14.057,5 triệu đồng; quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 438 suất, trị giá 176 triệu đồng; quà cho người cao tuổi là 1.341 suất, trị giá 915 triệu; quà cho các đối tượng trẻ em, người lao động và các đối tượng khác là 8.362 suất, trị giá 3.082,2 triệu đồng). 

Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế trong năm 2023 đã phát miễn phí 462.769 thẻ (giảm so với năm 2022 14.124 thẻ) trong đó: Trẻ em dưới 6 tuổi 77.332 thẻ, bảo trợ xã hội và cựu chiến binh 8.557 thẻ, người nghèo 184.301 thẻ, cận nghèo 5.269 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn 187.310 thẻ.

c) Tình hình thiếu đói trong dân cư 

 Năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt với 11.625 hộ (54.985 khẩu), so cùng kỳ năm trước số hộ thiếu đói giảm 8,77% (số khẩu thiếu đói giảm 7,28%). Số gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt 824,78 tấn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ thiếu đói dịp tết Nguyên đán là 313,4 tấn gạo cho 4.744 hộ với 20.893 khẩu.

d) Công tác giảm nghèo

Ngành Lao động, thương binh và xã hội đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo năm 2023. Ước thực hiện năm 2023, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 36.294 hộ, chiếm tỷ lệ 26,03%; giảm  5.412 hộ nghèo và giảm 4,32% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2022. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo xuống còn 38,07%, giảm 6,34% so với năm 2022.

Năm 2023, Ngân hàng chính sách tỉnh Điện Biên đã thực hiện các chương trình cho vay đối với cho vay ưu đãi hộ nghèo (theo NĐ 78/2002); cho vay HSSV (theo QĐ 157/2007); cho vay giải quyết việc làm (theo NĐ 61/2015); cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (theo QĐ 62/2004); cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn (theo QĐ 31/2007) tổng số 19.463 lượt khách hàng vay vốn (giảm so với cùng kỳ năm trước 426 lượt) với tổng doanh số cho vay 1.006,25 tỷ đồng.

3. Giáo dục, đào tạo 

Kết quả tốt nghiệp năm học 2022-2023: Học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đạt tỷ lệ 99,93%. Học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp đạt tỷ lệ 99,81%. Trung học phổ thông tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,51% (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất từ trước đến nay).

Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục duy trì vững chắc và từng bước nâng cao các chỉ số, tiêu chí đạt chuẩn theo quy định . Công tác KĐCLGD và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm; hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao.

Năm học 2023-2024, quy mô trường lớp tiếp tục được rà soát, sắp xếp theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và của ngành giáo dục, góp phần tiết kiệm biên chế và ngân sách chi cho giáo dục. Công tác huy động dân số ra lớp, duy trì tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. 

Dự ước năm học 2023-2024, toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo có có 483 trường, trung tâm (169 trường mầm non, 296 trường phổ thông, 17 trung tâm và 01 trường cao đẳng) với 7.387 lớp và 208.204 học sinh, sinh viên, học viên. So với cùng kỳ năm học trước tăng 02 trường; tăng 01 lớp; tăng 648 học sinh, sinh viên; so với kế hoạch UBND tỉnh giao tăng 01 trường (vượt 0,2% kế hoạch); tăng 02 lớp (vượt 0,02% kế hoạch), tăng 1.234 học sinh (vượt 0,59% kế hoạch).

Năm học 2023-2024 Ngành giáo dục đã tập chung triển khai chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp, học sinh theo lộ trình. Tổ chức tốt đời sống cho học sinh bán trú, tăng cường an ninh, an toàn trường học xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”…

4. Y tế

a) Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch 

Tình hình dịch bệnh

Dịch bệnh COVID-19: Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản vẫn được kiểm soát. Tính từ ngày 01/01/2023 đến 17h ngày 15/12/2023, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 730 bệnh nhân mắc COVID-19, điều trị khỏi và xuất viện 730 bệnh nhân.

Các bệnh dịch khác: Tính từ ngày 01/01/2023 đến ngày 15/12/2023 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 20 ổ dịch (gồm thủy đậu, cúm A/H3, bênh than, bạch hầu, chân tay miệng, đau mắt đỏ) với số ca mắc 739 ca (tử vong 01); điều trị khỏi 738/739 ca . Các ổ dịch trên đã được điều tra, xác minh, chẩn đoán và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời (Cùng kỳ năm 2022, không xảy ra vụ dịch nào).

Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch: Tính từ đầu năm 2023, hầu hết số ca mắc đều giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một số bệnh có ca mắc tăng so với cùng kỳ, như: Lỵ trực trùng, Lỵ amip; Tiêu chảy, Thuỷ đậu, Cúm, Viêm não vi rút, Sởi, Than, Sốt xuất huyết/Dengue và đặc biệt là bệnh Dại mắc 06 ca (tử vong 6 ca).

Công tác phòng chống dịch: Ngành Y tế tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động về phòng, chống dịch trên địa bàn. Tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác, đặc biệt là các bệnh lây qua đường tiêu hóa và các dịch bệnh mùa hè; duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch; chuẩn bị đủ thuốc, hóa chất, vật tư để chủ động đối phó với dịch. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức giúp cho người dân hiểu và chủ động phòng chống dịch bệnh.  

b) Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS 

Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 30/11/2023, có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tích lũy toàn tỉnh có 7.775 ca nhiễm HIV, trong đó mắc mới 95 ca (tăng 11 ca so với cùng kỳ); Số chuyển AIDS tích luỹ 5.492 ca (không có ca AIDS mắc mới); tử vong do AIDS tích luỹ 4.146 ca (tử vong mới do AIDS 110 ca, tăng 32 ca so với cùng kỳ); số còn sống quản lý được 3.397 ca đạt 93,6%. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,52%.

c) Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm 

Ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. 

Đã thành lập 414 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, đột xuất về an toàn thực phẩm, kết quả:

+ Kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp, đối với 13 Ban Chỉ đạo: Các Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các huyện, xã thực hiện tốt công tác chỉ đạo xây dựng và ban hành văn bản về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, đột xuất về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đối với 4.619 cơ sở. Trong đó: Số cơ sở đạt yêu cầu về ATTP 4.607 cơ sở (đạt 99,7%). Số cơ sở không đạt yêu cầu về ATTP là 12 cơ sở (chiếm 0,3%).

Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh. Lũy kế cấp giấy chứng nhận hoặc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh đạt 97,8%.  

Tính đến 15/12/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ ngộ độc thực phẩm với 71 ca mắc, 0 có ca tử vong (cùng kỳ năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 09 ca mắc, tử vong 0).

5. Hoạt động văn hóa, thông tin, Thể dục thể thao và du lịch

a. Lĩnh vực văn hóa: 

Tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ; quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, cũng như như các hoạt động tại địa phương  nhằm giới thiệu nét văn hóa truyền thống, các bản sắc dân tộc, mảnh đất và con người Điện Biên đến với đông đảo nhân dân, khách du lịch trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, của tỉnh, ngành trong năm thực hiện 130 buổi tuyên truyền lưu động; dựng 23 video, clip tuyên truyền; căng treo 1.328 băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn tuyên truyền tăng 5,15% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong năm, thực hiện 130 buổi chiếu phim tại Rạp giảm so với năm 2022 là 5,11%, thực hiện 1.200 buổi chiếu bóng vùng cao tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Thư viện tỉnh bổ sung mới 11.712 bản, phục vụ 270,5 nghìn lượt độc giả. CSDL thư viện điện tử: có 90 nghìn lượt độc giả truy nhập CSDL tăng so với cùng kỳ năm trước 28,57%. Hai bảo tàng và các điểm di tích duy trì mở cửa đón khách tham quan, trong năm đã đón 445.320 lượt khách tham quan (có 5.420  lượt khách nước ngoài).

b. Lĩnh vực Thể dục, thể thao:

Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 33% trên tổng số dân toàn tỉnh; tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 22% trên tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; có 430 Câu lạc bộ TDTT cơ sở.

Thể thao thành tích cao tiếp tục được quan tâm và đã đạt được những kết quả ấn tượng , phối hợp tổ chức thành công 03 giải thể thao khu vực và toàn quốc ; dự ước tham gia 12 giải thi đấu khu vực và toàn quốc đạt 63 huy chương các loại, đạt 210% kế hoạch năm, trong đó có 43 huy chương từ các giải thể thao thành tích cao.

6. Tai nạn giao thông, cháy nổ, vi phạm môi trường

a) Tai nạn giao thông

Từ 15/10/2023 đến 14/11/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, bị thương 5 người. Nguyên nhân do người điều khiển sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện, người đi bộ sang đường sai quy định. 

Lũy kế từ 15/11/2022 đến 14/11/2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 38 vụ tai nan giao thông, tăng 52% so với năm 2022 (tăng 13 vụ), số người chết là 12, giảm 40% (giảm 8 người), bị thương 36 người, tăng 111,76 (tăng 19 người). Nguyên nhân do người điều khiển sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông; vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện, người đi bộ sang đường sai quy định, vượt xe không đúng quy định...

b) Cháy nổ

Từ 15/10/2023 đến 14/11/2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy. Không thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính 0,56 tỷ đồng. Lũy kế từ 15/11/2022 đến 14/11/2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xẩy ra 17 vụ cháy (nhà ở riêng lẻ, phòng làm việc, phương tiện giao thông, lán nương, thảm thực vật, cơ sở sản xuất kinh doanh) (tăng 12 vụ so với năm 2022), 1 người chết (tăng 1 người) và 2 người bị thương (tăng 2 người), tài sản thiệt hại ước tính là 7,44 tỷ đồng.

c) Vi phạm môi trường

Trong tháng 12/2023, cơ quan chức năng đã phát hiện 12 vụ vi phạm môi trường, số vụ xử lý 19 vụ với tổng số tiền phạt 75,08 triệu đồng. Tính chung 12 tháng  năm 2023 đã phát hiện 407 vụ vi phạm môi trường, tăng 13,69%, so cùng kỳ năm trước, số vụ được xử lý 330 vụ, tăng 21,77% với tổng số tiền phạt 1,88 tỷ đồng, tăng 51,02%. Các vụ vi phạm môi trường chủ yếu là phá rừng làm nương, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật. 

7. Thiệt hại do thiên tai 

Trong tháng không xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh. 

Theo đánh giá lại của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn, lũy kế thiệt hại từ đầu năm tới thời điểm báo cáo thiên tai đã làm 6 người chết và 2 người bị thương; 1.036 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; 445,15 ha lúa và 930,9 ha hoa màu bị hư hỏng; 30 con gia súc, 1.645 con gia cầm bị chết, cuốn trôi và một số thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại ước tính là 150,06 tỷ đồng, giảm 11,85% so với cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá chung, năm 2023 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trong nước nền kinh tế tiếp tục chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại, dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, bão lũ diễn biến phức tạp,…ảnh hưởng đến lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường rét đậm, rét hại giai đoạn đầu vụ và việc khô hạn, thiếu nước ở một số nơi đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, chăn nuôi vẫn ảnh hưởng của dịch bệnh; tình trạng dông lốc, mưa đá, mưa lớn kéo dài tại một số địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiến độ thi công xây dựng các công trình; hạn hán kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất điện...Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, cùng với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 7,1% là mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây. Bước sang năm 2024 nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức cơ bản như nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa vững chắc; thách thức về giảm nghèo, tác động và nguy cơ của dịch bệnh, thiên tai vẫn luôn tiềm ẩn. Để việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên các ngành, các địa phương cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư đầu tư các dự án có tiềm năng, triển vọng như các dự án về thuỷ điện, điện tích năng, điện gió trồng rừng kết hợp điện sinh khối,… Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công; đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư từ những dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân chậm sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

- Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp, trọng tâm là ngành công nghiệp chế biến, trong đó tập trung vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản và  thực phẩm theo chuỗi liên kết giá trị. Gia tăng các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và phục vụ du lịch, tạo điều kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhằm phát hiện xử lý kịp thời giảm tối đa tổn thất cho người nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các loại cây, con giống có thời gian sinh trưởng ngắn và có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. 

- Tiếp tục thực hiện các kế hoạch đề án phát triển sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch hại trên cây trồng vật nuôi đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm, thực hiện các biện pháp PCCCR, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng rừng có nguy cơ cháy cao. 

- Tăng cường quản lý thị trường giá cả, trong đó cần kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới.

- Khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, trong tỉnh đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng nông sản. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng và quyền lợi của người tiêu dùng. 

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống dân cư. Tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn. Triển khai các hoạt động giám sát trong thực hiện chương trình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng ngừa và xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm ổn định sản xuất và đời sống.

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên

Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây