TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2024

Thứ tư - 02/10/2024 09:14
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước 9 tháng đầu năm 2024 theo giá so sánh năm 2010 đạt 11.423,4 tỷ đồng, tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng tăng 11,29%, quý III tăng 9,09%), trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 1.574,1 tỷ đồng, tăng 3,74%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.323,2 tỷ đồng, tăng 9,48% (công nghiệp tăng 19,71%); khu vực dịch vụ đạt 7.006,35 tỷ đồng, tăng 12,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 519,79 tỷ đồng, tăng 7,42%. Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 10,55% đạt cao so với các tỉnh cùng khu vực. (xếp thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 5/63 tỉnh thành, phố).

Kinh tế thế giới 9 tháng năm 2024 tiếp tục gặp nhiều rủi ro, bất ổn, tác động tiêu cực đến tăng trưởng bền vững. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây bất định cho cả sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm tăng biến động tài chính. Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai đã tăng lên theo thời gian và còn tiếp tục tăng hơn nữa do biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội... Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng tích cực nhờ nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, giá trung bình của hàng hóa giảm nhờ nguồn cung được cải thiện. Đa số các tổ chức quốc tế đưa ra những dự báo lạc quan hơn về kinh tế thế giới năm 2024, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu với mức tăng từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với các dự báo đưa ra trước đó. 

Tại thời điểm tháng 9/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó. Cụ thể, Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,7%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2024; Liên hợp quốc (UN) nhận định nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm 2024, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2024. Riêng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giữ nguyên mức dự báo trong tháng 4/2024 khi nhận định nền kinh thế giới đạt mức tăng trưởng 3,2% năm 2024. 

Trong nước, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đặc biệt là khắc phục hậu quả của cơn Bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Vượt qua mọi thách thức để phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 trong bối cảnh có cả những khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Từ đầu năm đã tổ chức nhiều sự kiện như: Tổ chức khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024, Lễ hội Hoa Ban năm 2024, đặc biệt là Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, … là những điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, cũng có nhiều các yếu tố gây bất lợi như: Nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mưa lũ, sạt lở nghiêm trọng trong quý III gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của Nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện nghiêm túc, linh hoạt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 vào tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024 nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau: 

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm 

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) quý III/2024 ước tính tăng 9,09% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,05%; khu vực dịch vụ tăng 9,06%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,7%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước 9 tháng đầu năm 2024 theo giá so sánh năm 2010 đạt 11.423,4 tỷ đồng, tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng tăng 11,29%, quý III tăng 9,09%), trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 1.574,1 tỷ đồng, tăng 3,74%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.323,2 tỷ đồng, tăng 9,48% (công nghiệp tăng 19,71%); khu vực dịch vụ đạt 7.006,35 tỷ đồng, tăng 12,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 519,79 tỷ đồng, tăng 7,42%. Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 10,55% đạt cao so với các tỉnh cùng khu vực. (xếp thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 5/63 tỉnh thành, phố).

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên 9 tháng đầu năm 2024 theo giá  hiện hành đạt 22.176,84 tỷ đồng, tăng 14,29% so với cùng kỳ năm trước, đạt 68,87% kế hoạch. trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.013,79 tỷ đồng, tăng 8,95%, đạt 61,61%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 4.374,43 tỷ đồng, tăng 17,47%, đạt 60,16%; khu vực dịch vụ đạt 13.799,24 tỷ đồng, tăng 14,86%, đạt 73,76%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 989,39 tỷ đồng, tăng 9,98%, đạt 74,55%. 

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,59%, giảm 0,66% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,73%, tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ chiếm 62,22%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,46%, giảm 0,18% so với cùng kỳ năm trước. 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III và 9 tháng năm 2024 duy trì tăng trưởng ổn định. Diện tích gieo trồng cây hằng năm 9 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm sản xuất ra bán được giá, thị trường tiêu thụ ổn định. Chăn nuôi phát triển ổn định, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh. Thực hiện tốt việc triển khai các chương trình, dự án trồng rừng và chăm sóc các loại cây ăn quả lâu năm. Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản được duy trì phát triển tốt.

2.1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

* Tháng 9 năm 2024:

Lúa Mùa: Tính đến ngày 20/9/2024, diện tích gieo cấy lúa mùa đạt 44.788,85 ha, giảm 2% so chính thức cùng kỳ năm trước, đạt 98,98% kế hoạch. Cụ thể:

- Lúa ruộng: Dự ước trồng được 21.295,1 ha, tăng 1,43%. Thời điểm ngày 20/9/2024, toàn tỉnh thu hoạch được 250 ha lúa trà sớm tại huyện Điện Biên; năng suất thu hoạch 61,5 tạ/ha; sản lượng thu hoạch 1.537,5 tấn.

- Lúa nương: Dự ước trồng được 23.493,75 ha, giảm 4,91% do chuyển đổi giống cây trồng sang trồng sắn, cà phê. Thời điểm ngày 20/9/2024, chưa cho diện tích thu hoạch. 

Một số cây hàng năm khác: Toàn tỉnh gieo cấy được 3.488,13 ha cây hàng năm các loại, giảm 5,45% so cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng một số cây trồng giảm sâu như ngô, lạc do nhu cầu thị trường thấp, bà con chuyển đổi giống cây trồng sang trồng sắn, rau các loại.

Cây lâu năm: Trong tháng các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc những diện tích hiện có để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với việc chăm sóc các loại cây trồng bà con nông dân tranh thủ thu hoạch sản phẩm một số cây như chè, chuối, bưởi, dứa, hồng, na…

* Ước 9 tháng năm 2024:

Cây hằng năm: Diện tích gieo trồng cây hằng năm 9 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm sản xuất ra bán được giá, thị trường tiêu thụ ổn định; công tác chỉ đạo sản xuất, các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất thực hiện có hiệu quả.

Toàn tỉnh đã gieo trồng được 104.675,9 ha cây hàng năm các loại, tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh như sau: 

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng được 54.620,02 ha , giảm 1,79%; sản lượng lúa đã thu hoạch 59.963,45 tấn. Trong đó:

+ Lúa ruộng: Diện tích gieo trồng được 31.126.27 ha, tăng 0,7%; ước sản lượng thu hoạch 59.963,45 tấn.

+ Lúa nương: Diện tích gieo trồng được 23.493,75 ha, giảm 4,91%, diện tích lúa nương giảm tại 6/10 huyện, thị xã, thành phố chuyển đổi giống cây trồng sang trồng sắn, cà phê.

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng được 24.443,18 ha, tăng 1,75%; sản lượng đạt 71.572,16 tấn, tăng 4,3% sản lượng tăng do các địa phương đã đưa giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng.

- Cây sắn: Diện tích gieo trồng được 16.833,89 ha, tăng 32,47%. Sản lượng sắn đạt 157.370,08 tấn, tăng 27,42%. Nguyên nhân tăng: (1) Thu nhập từ trồng sắn cao nên bà con các huyện đầu tư mở rộng diện tích trồng; (2) Thương lái về tận nơi thu mua tạo tâm lý cho người dân yên tâm tăng gia sản xuất; (3) Giá bán ổn định, có xu hướng tăng; (4) Các địa phương đưa giống mới có năng suất cao vào thực hiện trồng làm tăng năng suất, sản lượng sắn.

- Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng được 536,95 ha, giảm 5,62%; sản lượng đạt 263,85 tấn, giảm 12,69%. 

- Cây lạc: Diện tích gieo trồng được 1.045,77 ha, giảm 8,85%; sản lượng đạt 712,39 tấn, tăng 1,02%. 

- Rau các loại: Diện tích gieo trồng được 4.596,42 ha, tăng 3,71%; ước sản lượng đạt 69.700,05 tấn, tăng 1,64%.

- Đậu các loại: Diện tích gieo trồng được 340,19 ha, tăng 0,33%; ước sản lượng đạt 150,88 tấn, giảm 0,14%.

Cây lâu năm: Tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2024 đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm tăng giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp; thực hiện triển khai trồng mới một số loại cây lâu năm trọng điểm của tỉnh như Mắc ca, Cà phê; chuyển đổi mục đích, cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Tổng diện tích hiện có 25.110,43 ha, tăng 28,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả chiếm 58,22% tổng diện tích cây lâu năm.

Diện tích hiện có, sản lượng thu hoạch một số loại cây ăn quả chủ yếu: Xoài 698,4 ha, tăng 6,89%; sản lượng đạt 1.642,62 tấn, giảm 3,4%. Dứa 559,14 ha, tăng 11,46%; sản lượng thu được 5.468,73 tấn, tăng 13,54%. Nhãn 423,26 ha; sản lượng thu hoạch 876,43 tấn, giảm 54,83%. Vải 122,98 ha; sản lượng thu hoạch 385,83 tấn, giảm 20,22%. Mắc ca 10.716,77 ha, tăng 53,69%; sản lượng thu hoạch 997,17 tấn, tăng 50,58%. 

Tính chung 9 tháng năm 2024, diện tích hiện có, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm: Cao su 5.024,53 ha, tăng 0,29% ; sản lượng đạt 3.108,19 tấn, tăng 6,84% so với cùng kỳ năm trước. Cà phê 4.066,1 ha, tăng 47,4% , sản lượng thu hoạch 480 tấn. Chè 646,39 ha, tăng 2,55%; sản lượng thu hoạch đạt 114,83 tấn, tăng 9,21% so với cùng kỳ năm trước. Sa nhân 703,53 ha, tăng 47,33%; ước 9 tháng năm 2024 thu hoạch 27,96 tấn.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Đàn trâu, đàn bò tiếp tục được duy trì, các chính sách ưu tiên hỗ trợ về giống và đầu tư chuồng trại được quan tâm giúp các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất. 

Số con xuất chuồng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng do 9 tháng năm 2024 tỉnh Điện Biên diễn ra nhiều hoạt động văn hoá lớn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với Điện Biên, vì vậy nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tăng mạnh. Bên cạnh đó, người dân đã chọn giống vật nuôi thích hợp, có chất lượng cao, nuôi với quy mô đàn hợp lý làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi, giúp giá cả nhiều sản phẩm chăn nuôi tăng. 

 Chín tháng năm 2024 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 9/10 huyện với tổng số lợn mắc bệnh và chết 1.055 con ; bệnh Lepto làm chết 3 con lợn; dịch tả Cổ điển làm thiệt hại 3 con lợn; bệnh tụ huyết trùng làm chết 02 con lợn, 18 con trâu và 46 con bò; lở mồm long móng chết 13 con bò; dại trên chó, mèo chết 11 con. Công tác tiêm phòng thực hiện được 139.125 liều tụ huyết trùng, 25.215 liều nhiệt thán, 141.180 liều dịch tả, 517.000 liều dịch cúm gà H5N1, 52.996 liều bệnh dại ở chó; kiểm dịch động vật được 10.769 con gia súc xuất các tỉnh, 13.553 kg thịt trâu, bò xuất Hà Nội. Kiểm soát giết mổ được 36.470 con lợn và 3.583 con trâu, bò.

2.2. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng mới tập trung trong quý III/2024 ước đạt 100 ha, giảm 50,35% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 2.737 m3, giảm 2,77%; sản lượng củi khai thác đạt 183.481 ster, tăng 0,61%; Tính chung 9 tháng năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 122 ha, giảm 39,43% cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.679 m3, giảm 3,32%; sản lượng củi khai thác đạt 582.585 ster, giảm 0,95%.

Diện tích rừng bị thiệt hại quý III/2024 là 10,48 ha, tăng 18,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó rừng bị chặt, phá là 6,28 ha, giảm 29,11%; diện tích rừng bị cháy là 4,2 ha (cùng kỳ năm 2023 không xảy ra cháy rừng). Tính chung 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh có 109,22 ha rừng bị thiệt hại, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 87,39 ha, giảm 4,73%; diện tích rừng bị cháy là 21,82 ha, tăng 6,41 lần.

9 tháng năm 2024 toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy rừng ; vận chuyển lâm sản trái phép 01 vụ; khai thác rừng trái pháp luật 5 vụ; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng 4 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 15 vụ; tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến lâm sản trái pháp luật 14 vụ; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản 01 vụ; vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng 01 vụ và vi phạm các quy định chung của Nhà nước về BVR 01 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách trong tháng 1.353,62 triệu đồng, lâm sản tịch thu 49,64 m3.

2.3. Thủy sản

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển ổn định, dự ước toàn tỉnh có 2.744,41 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản, giảm 0,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích nuôi cá 2.742,91 ha. Các mô hình nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh vẫn được quan tâm và đầu tư 332 lồng với thể tích 45.940 m³, mô hình nuôi cá hồi bằng bể bồn tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo với 600 m3. 

Sản lượng thủy sản tháng 9/2024 ước đạt 423,47 tấn, tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 414,5 tấn, tăng 2,94%; tôm đạt 3,17 tấn, bằng 100% cùng kỳ năm trước; thủy sản khác đạt 5,8 tấn, giảm 0,34%. Sản lượng thủy sản quý III/2024 ước đạt 1.253,52 tấn, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.225,27 tấn, tăng 3,29%; tôm đạt 8,72 tấn, giảm 0,11%; thủy sản khác đạt 19,53 tấn, giảm 0,26%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 3.662,58 tấn, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.559,52 tấn, tăng 4,02%; tôm đạt 29,96 tấn, giảm 2,95%; thủy sản khác đạt 73,1 tấn, tăng 0,47%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 9/2024 ước đạt 398,01 tấn, tăng 3,12% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 394,7 tấn, tăng 3,18%; tôm đạt 1,43 tấn, tăng 1,42%; thủy sản khác 1,88 tấn, tăng 1,08%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý III/2024 ước đạt 1.183,52 tấn, tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.172,6 tấn, tăng 3,49%; tôm đạt 3,8 tấn, tăng 1,33%; thủy sản khác đạt 7,12 tấn, tăng 0,85%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.448,37 tấn, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.408,82 tấn, tăng 4,15%; tôm đạt 10,71 tấn, tăng 2,1%; thủy sản khác đạt 28,84 tấn, tăng 0,38%.

Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 9/2024 ước đạt 25,46 tấn, giảm 1,39% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 19,8 tấn, giảm 1,49%; tôm đạt 1,74 tấn, giảm 1,14%; thủy sản khác 3,92 tấn, giảm 1,01%. Sản lượng thủy khai thác quý III/2024 ước đạt 70 tấn, giảm 0,95% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 52,67 tấn, giảm 0,94%; tôm đạt 4,92 tấn, giảm 1,2%; thủy sản khác đạt 12,41 tấn, giảm 0,88%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 214,21 tấn, tăng 0,42% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 150,7 tấn, tăng 1,21%; tôm đạt 19,25 tấn, giảm 5,54%; thủy sản khác đạt 44,26 tấn, tăng 0,52%.

3. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước và so cùng kỳ năm trước, là quý cao điểm của mùa mưa, lượng mưa năm nay lớn và kéo dài nên thuận lợi cho ngành sản xuất thủy điện nên sản lượng điện tăng mạnh, tác động lớn đến chỉ số chung của toàn ngành công nghiệp. Tính chung 9 tháng 2024 hoạt động công nghiệp trên địa bàn tăng trưởng khá nguyên nhân chủ yếu là do tác động tích cực của 2 ngành: công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9/2024 ước giảm 12,2% so với tháng trước và tăng 36,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành khai khoáng tăng 21,59% và 2,25%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chế tạo tăng 5,19% và 0,06% ; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 20,51% và 74,39% ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 2,35% và 0,09%.

Quý III năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 70,98% so với quý trước và tăng 29,01% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,28%). Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 10,43% và 6,24%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,69% và 1,22%; sản xuất và phân phối điện tăng 220,78% và 54,85%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,53% và 0,43%. 

Tính chung 9 tháng năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành khai khoáng giảm 7,73%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,43%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 46,79% (cùng kỳ năm trước giảm 20%); ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,54%.

Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất gường, tủ, bàn ghế tăng 22,82%; sản xuất điện tăng 46,79%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 11,1%; sản xuất đồ uống tăng 14,05%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,23%; chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 9,32%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 9,5%. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm sâu: Khai khoáng quặng kim loại giảm 83,29%; khai thác than cứng và than non giảm 63,57%; sản xuất than cốc giảm 51,02%.

Một số sản phẩm công nghiệp trong 9 tháng năm 2024 tăng cao với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất tăng 49,31%; điện thương phẩm tăng 6,94%; báo in (quy khổ 13cmx19cm) tăng 8,46%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Than đá (than cứng loại khác) giảm 63,57%; sản phẩm in khác giảm 31,82%; xi măng Portland đen giảm 9,81%; gường bằng gỗ các loại giảm 9,43%.

Như vậy, trong vòng 5 năm qua IIP giữa các ngành luôn biến động tăng giảm không đồng đều, ngành sản xuất thủy điện có sức ảnh hưởng lớn và tác động mạnh đến chỉ số chung. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đột biến do sự tác động khách quan từ thời tiết và sự biến đổi của khí hậu.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2024 ổn định so tháng trước và tăng 155,24% so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của sản phẩm xi măng Điện Biên, tiêu thụ giảm nên lượng tồn kho tăng 161,73%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Chín năm 2024 tăng 20,56% so với tháng trước và giảm 22,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,33% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó ngành in ấn giảm 13,74%, sản xuất xi măng giảm 10,42% đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số tiêu thụ chung của toàn ngành chế biến.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2024 tăng 0,54% so với tháng trước, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,92%. So với tháng cùng kỳ năm trước tăng 0,49%, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,52%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,2%. Tính chung 9 tháng năm 2024 số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,33% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,19%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 2,1%).  

4. Hoạt động của doanh nghiệp

4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong quý III có 55 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 83,33% so với quý trước và tăng 17,02% so với cùng kỳ.

Dự tính 9 tháng đầu năm 2024 có 125 doanh nghiệp thành lập mới, so với cùng kỳ tăng 30,20% với số vốn đăng ký trên 760 tỷ đồng, tăng 13,93%; 120 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh, tăng 84,61%, có 46 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ, giải thể 10 doanh nghiệp, giảm 23,08%. Dự ước số doanh nghiệp đăng ký mới thực tế đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 là 37 doanh nghiệp, chiếm 29,60% số doanh nghiệp thành lập mới và sử dụng khoảng 330 lao động chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ vận tải và tư vấn xây dựng.

4.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 

Từ đầu năm đến nay có rất nhiều thuận lợi từ các cơ chế, chính sách của tỉnh khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất và lợi ích kinh tế có được từ sự kiện lớn trên địa bàn Năm du lịch Quốc gia Điện Biên - Lễ hội Hoa ban năm 2024, đại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy nhiên trong bối cảnh ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh, khu vực cá thể chiếm trên 63% vì vậy các doanh nghiệp mẫu ngành công nghiệp chế biến ít, dự báo xu hướng chưa đủ tính đại diện chung cho toàn ngành. 

Trong quý III trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng lớn do mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại cả người và tài sản, làm chia cắt giao thông các tuyến liên huyện, liên xã nên việc vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của một số ngành chế biến. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2024 cho thấy: Không có doanh nghiệp nào nhận định tốt lên so với quý trước, có 62,5% giữ nguyên và có 37,5% doanh nghiệp lựa chọn khó khăn hơn. Dự tính quý IV/2024 thời tiết thuận lợi là giai đoạn vàng để các doanh nghiệp tăng tốc, đẩy nhanh quá trình sản xuất có: 81,25% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên; 18,75% cố gắng duy trì như quý III/2024; không có doanh nghiệp nào dự báo khó khăn hơn quý III/2024.

5. Xây dựng 

Kết quả hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên 9 tháng năm 2024 tập trung chủ yếu ở các công trình trọng điểm, nhà ở trong dân, công trình bệnh viện, trường học và trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, công trình đường giao thông, thủy lợi… Công tác quản lý về đầu tư xây dựng tiếp tục được tập trung chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình xây dựng.

Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành III/2024 đạt 2.714,3 tỷ đồng, tăng 3,18% so với quý trước và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024 giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 7.581,1 tỷ đồng, tăng 6,39% so với cùng kỳ năm trước.

Chia theo loại hình sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước đạt 0,596 tỷ đồng, (chiếm 0,01%); Doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 4.174,49 tỷ đồng (chiếm 55,06%), tăng 10,44%; các loại hình khác bao gồm xây dựng của các xã, phường, thị trấn; hoạt động của các đội xây dựng cá thể và xây dựng tự làm, tự ở của các hộ gia đình đạt 3.405,98 tỷ đồng (chiếm 44,93%), tăng 1,8%. 

Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 3.346,28 tỷ đồng (chiếm 44,14%), tăng 13,56%. Công trình nhà không để ở đạt 977,73 tỷ đồng (chiếm 12,9%), tăng 29,37%. Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 3.110,67 tỷ đồng (chiếm 41,03%), giảm 1,4%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 146,39 tỷ đồng (chiếm 1,93%), giảm 45,45%.

6. Thương mại, dịch vụ, vận tải

Chín tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội quảng bá hình ảnh Điện Biên, sự kiện văn hóa quan trọng trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 và Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh Điện Biên, tác động tích cực đến thị trường hàng hóa và các dịch vụ thương mại; nguồn cung và giá cả thị trường tương đối ổn định, mặt hàng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.

6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Chín tăng trưởng ổn định với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,28% so với tháng trước và tăng 27,63% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý II tăng 30,92% và quý III tăng 27,04%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín năm 2024 ước tính đạt 2.317,92 tỷ đồng, tăng 1,28% so với tháng trước, tăng 27,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.871,09 tỷ đồng, giảm 0,12% so với quý trước và tăng 27,04% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 19.599,19 tỷ đồng, tăng 22,96% so với cùng kỳ năm trước.

* Bán lẻ hàng hoá 

Phân ngành hoạt động trong tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 như sau:

* Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9 năm 2024 ước đạt 158,49 tỷ đồng, tăng 2,16% so với tháng trước và tăng 115,18% so với cùng kỳ năm trước. Quý III năm 2024 đạt 467,86 tỷ đồng, giảm 13,18% so với quý trước và tăng 112,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024 đạt 1.256,23 tỷ đồng, tăng 97,15% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 152,17 tỷ đồng, tăng 118,74%; dịch vụ ăn uống đạt 1.104,07 tỷ đồng, tăng 94,51%.

* Dịch vụ khác

Doanh thu một số ngành dịch vụ khác tháng 9 năm 2024 ước tính đạt 274,3 tỷ đồng, tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Quý III năm 2024 đạt 819,05 tỷ đồng, tăng 1,43% so với quý trước và tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024 đạt 2.412,76 tỷ đồng, tăng 9,89% so với cùng kỳ năm trước. 

6.2. Hoạt động Vận tải

Hoạt động vận tải, kho bãi 9 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ do nhu cầu đi lại cao tại các thời điểm như: Kỳ nghỉ tết Nguyên đán kéo dài; các sự kiện quan trọng diễn ra chào mừng lễ Khai mạc năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024; Lễ hội Hoa Ban năm 2024; Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; nghỉ lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc lao động 01/5; ngày Quốc Khánh Việt Nam 02/9… Tỉnh đã chủ động tuyên truyền và quảng bá rộng rãi, thu hút đông đảo khách thập phương về thăm quan, du lịch; bên cạnh đó, có nhiều hàng hóa, nông sản lưu thông trên địa bàn giúp thúc đẩy doanh thu ngành vận tải, kho bãi, đặc biệt là doanh thu vận tải hành khách.

Hoạt động vận tải trong tháng Chín ghi nhận mức tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận chuyển hành khách tăng 46,69% và luân chuyển hành khách tăng 47,2%; vận chuyển hàng hóa tăng 23,45% và luân chuyển hàng hóa tăng 23,17%.

Quý III năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 57,39% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 58,03% và vận chuyển hàng hóa tăng 22,36%, luân chuyển hàng hóa tăng 22,1%. 

Tính chung 9 tháng năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 55,49% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 54,79% và vận chuyển hàng hóa tăng 17,06%, luân chuyển hàng hóa tăng 16,88%. 

Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng 9 năm 2024 đạt 161,92 tỷ đồng, tăng 0,98% so với tháng trước và tăng 29,25% so với cùng kỳ năm trước; quý III năm 2024 đạt 489,12 tỷ đồng, giảm 1,62% so quý trước và tăng 30,52% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, đạt 1.392,45 tỷ đồng, tăng 25,33% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hành khách đạt 347,01 tỷ đồng, tăng 55,31%; vận tải hàng hóa đạt 1.031,42 tỷ đồng, tăng 16,89%; hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 13,97 tỷ đồng, tăng 170,8%. 

Vận tải hành khách tháng 9 năm 2024 ước đạt 333,33 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 46,69% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 53,11 triệu HK.km, tăng 0,39% và 47,2%; quý III năm 2024, vận tải hành khách đạt 1.065,99 nghìn hành khách vận chuyển, giảm 17,59% so quý trước và tăng 57,39% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 169,8 triệu HK.km, giảm 15,56% so quý trước và tăng 58,03% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 3.115,77 nghìn hành khách vận chuyển, tăng 55,49% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 490,38 triệu HK.km, tăng 54,79%.

Vận tải hàng hóa tháng 9 năm 2024 ước đạt 797,12 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,15% so với tháng trước và tăng 23,45% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 36,45 triệu tấn.km, tăng 1,12% so với tháng trước và tăng 23,17% so với cùng kỳ năm trước; quý III năm 2024, vận tải hàng hóa đạt 2.366,49 nghìn tấn, tăng 4,21% so quý trước và tăng 22,36% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 108,2 triệu tấn.km, tăng 4,53% so quý trước và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024 vận tải hàng hóa đạt 6.716,36 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17,06% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 306,06 triệu tấn.km, tăng 16,88%.

Tính chung 9 tháng năm 2024 vận tải hàng hóa đạt 6.716,36 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17,06% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 306,06 triệu tấn.km, tăng 16,88%.

* Vận tải hàng không

Doanh thu dịch vụ của Cảng hàng không Điện Biên 9 tháng năm 2024 đạt 13.109,9 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua Cảng hàng không ước đạt 182.667 hành khách (chiều khách đi 91.212 hành khách, chiều khách đến 91.455 hành khách), so với cùng kỳ năm trước số lượt khách tăng 362,59% (chiều khách đi tăng 378,88%, chiều khách đến tăng 347,41%). Số lượng hàng hóa bốc xếp qua Cảng hàng không ước năm đạt 3,74 tấn, tăng 101,13% so với cùng kỳ năm trước.

6.3. Bưu chính viễn thông

Bưu chính phát triển ổn định. Hạ tầng viễn thông phát triển từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng số, hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của Chính phủ số thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; chất lượng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet được nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.

Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông 9 tháng năm 2024 ước đạt 676.390 triệu đồng, (doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát đạt 104.580 triệu đồng; doanh thu dịch vụ viễn thông  đạt 571.810 triệu đồng), so với cùng kỳ năm trước doanh thu bưu chính, viễn thông tăng 0,45% (dịch vụ bưu chính tăng 2,41%, dịch vụ viễn thông giảm 0,11%).

 Số thuê bao điện thoại ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 510.785 thuê bao, (thuê bao cố định đạt 4.422 thuê bao; thuê bao di động đạt 506.363 thuê bao); so với cùng kỳ năm trước giảm 9,67% (thuê bao cố định giảm 24,24%; thuê bao di động giảm 9,52%); Số thuê bao internet ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 70.422 thuê bao, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,55%.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng 

Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động ước thực hiện đến 30/9/2024 là 19.150 tỷ đồng, tăng 5,28% so với 31/12/2023, tăng 0,24% so với cùng kỳ năm 2023. Tiền gửi VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 99,5%/tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng ở tiền gửi tiết kiệm trong khi giảm ở tiền gửi thanh toán, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng nhẹ.

Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 30/9/2024 là 20.650 tỷ đồng, tăng 1,05% so với quý II/2024, giảm 0,2% so với 31/12/2023, tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng dư nợ trên địa bàn có xu hướng giảm dần cho vay ngắn hạn và tăng dần cho vay dài hạn. 

Nợ xấu của các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội ước thực hiện đến ngày 30/9/2024 là 333 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,61%/tổng dư nợ, tăng 0,21% so với quý II/2024, tăng 0,42% so với 31/12/2023. Các ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhóm nợ, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt công tác rà soát và xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chín tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 12.226,58 tỷ đồng, giảm 8,92% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58,36% kế hoạch, trong đó: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý giảm 8,39% so với cùng kỳ năm trước và đạt 58,1% kế hoạch.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 9 năm 2024 ước đạt 318,3 tỷ đồng, tăng 2,83% so với tháng trước, giảm 20,48% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 221,63 tỷ đồng, tăng 3,55% và giảm 28,15%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 88,15 tỷ đồng, tăng 1,18% và 7,55%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 8,52 tỷ đồng, tăng 1,36% và giảm 13,44%. 

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý III năm 2024 ước đạt 947,77 tỷ đồng, tăng 2,89% so với quý trước và giảm 18,91% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 657,91 tỷ đồng, tăng 2,53% và giảm 25,57%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 264,45 tỷ đồng, tăng 3,19% và 3,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 25,42 tỷ đồng, tăng 9,73% và giảm 12,48%.  

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 2.644,52 tỷ đồng, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58,1% kế hoạch. Bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 1.837,52 tỷ đồng, giảm 15,47%, đạt 60,24% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 740,19 tỷ đồng, tăng 15,01%, đạt 55,44% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 66,81 tỷ đồng, giảm 3,81%, đạt 40,12% kế hoạch.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 2.644,52 tỷ đồng, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58,1% kế hoạch. Bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 1.837,52 tỷ đồng, giảm 15,47%, đạt 60,24% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 740,19 tỷ đồng, tăng 15,01%, đạt 55,44% kế hoạch; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 66,81 tỷ đồng, giảm 3,81%, đạt 40,12% kế hoạch.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 9 năm 2024 ước đạt 1.418,93 tỷ đồng, tăng 2,09% so với tháng trước, giảm 8,92% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 649,87 tỷ đồng, tăng 2,08% và giảm 18,27% (vốn Trung ương quản lý đạt 294,85 tỷ đồng, tăng 1,26% và giảm 15,91%; vốn địa phương quản lý đạt 355,02 tỷ đồng, tăng 2,76% và giảm 20,12%); vốn ngoài Nhà nước đạt 769,06 tỷ đồng, tăng 2,1% và 0,82%.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III năm 2024 ước đạt 4.286,1 tỷ đồng, tăng 1,79% so với quý trước và giảm 7,45% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 1.946,11 tỷ đồng, tăng 2,3% và giảm 16,76%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 2.339,98 tỷ đồng, tăng 1,36% và tăng 2,04%.

Tính chung chín tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 12.226,58 tỷ đồng, giảm 2,45% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58,36% kế hoạch. Bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 5.583,12 tỷ đồng, giảm 9,21%, đạt 56,85% kế hoạch (vốn Trung ương quản lý đạt 2.626,12 tỷ đồng, giảm 9,57%, đạt 55,82% kế hoạch; vốn địa phương quản lý đạt 2.957 tỷ đồng, giảm 8,9%, đạt 57,79% kế hoạch); vốn ngoài Nhà nước đạt 6.643,46 tỷ đồng, tăng 4,06%, đạt 59,69% kế hoạch.

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước chín tháng năm 2024 ước giảm 6,13% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 7,34% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

3.1. Thu ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9 năm 2024 ước đạt 106,35 tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước chín tháng năm 2024 đạt 1.060,29 tỷ đồng, giảm 6,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

- Thu nội địa tháng 9 năm 2024 ước đạt 99,95 tỷ đồng; lũy kế chín tháng  năm 2024 ước đạt 901,88 tỷ đồng (chiếm 85,06%), giảm 15,53% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước ước đạt 175,52 tỷ đồng (chiếm 16,55%), tăng 2,56%; thu từ công, thương nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 275,49 tỷ đồng (chiếm 25,98%), tăng 22,41%; các khoản thu về nhà đất ước đạt 113,64 tỷ đồng (chiếm 10,72%), giảm 69,06%. 

- Thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu tháng 9 năm 2024 ước đạt 3,7 tỷ đồng; lũy kế chín tháng năm 2024 ước đạt 21,59 tỷ đồng (chiếm 2,04%), tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. 

3.2. Chi ngân sách Nhà nước

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 9 năm 2024 ước đạt 983,94 tỷ đồng; lũy kế chín tháng năm 2024 ước đạt 10.975,5 tỷ đồng, tăng 7,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 3.332,07 tỷ đồng (chiếm 30,06%), giảm 12,97%; chi thường xuyên đạt 7.640,28 tỷ đồng (chiếm 69,61%), tăng 19,53%.

4. Hoạt động xuất - nhập khẩu 

Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ và hoạt động trao đổi thương mại biên giới 9 tháng năm 2024 tương đối ổn định, không có tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thực hiện quý III năm 2024 dự ước đạt 31,76 triệu USD tăng gấp 2,47 lần so với thực hiện cùng kỳ năm trước, Trong đó: Xuất khẩu hàng hóa ước đạt 22,59 triệu USD, tăng 2,6%, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản (ngô giống, quả thảo quả khô,...) và vật liệu xây dựng (thép xây dựng các loại, gạch men, xi măng);  nhập khẩu hàng hóa ước đạt 9,17 triệu USD tăng gấp 2,18 lần. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Gỗ, hàng nông sản, máy móc thiết bị.

 Dự ước tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2024 đạt 96,71 triệu USD, tăng 13,29% so với cùng kỳ năm trước, đạt 74,39% kế hoạch năm, trong đó: Xuất khẩu đạt 65,12 triệu USD giảm 7,62% và đạt 74%, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản (ngô giống, quả thảo, quả khô,...) và vật liệu xây dựng (thép xây dựng các loại, gạch men, xi măng); Nhập khẩu ước đạt 31,59 triệu USD tăng gấp 2,12 lần, đạt 75,22% so với kế hoạch. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Gỗ, hàng nông sản, máy móc thiết bị.

5. Giá cả

5.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Trong tháng trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều trận mưa lớn kéo dài, cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) làm sạt lở nhiều tuyến đường, gây ngập úng nhiều diện tích lúa, rau, hoa màu, làm cho nguồn cung về lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu ở một số xã trên địa bàn tỉnh thiếu đã tác động làm chỉ số giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau tươi, khô và chế biến tăng so với tháng trước. Ở chiều ngược lại ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã tác động làm chỉ số giá dầu, xăng A95 giảm so với tháng trước; Nhu cầu sử dụng nước, nhu cầu đi chơi và du lịch của các gia đình trong tháng đã giảm đã tác động làm giảm chỉ số giá các mặt hàng này so tháng trước... Tác động chung làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2024 giảm 1,78% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,15% và so kỳ gốc năm 2019 tăng 9,22%. Bình quân quý III năm 2024, CPI tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, CPI tăng 1,18% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 1,78% của CPI tháng 9/2024 so với tháng trước có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, 6 nhóm hàng hoá có chỉ số giá tăng và 2 nhóm có chỉ số bình ổn. 

(1) Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm Giao thông giảm 3,04%; Nhóm giáo dục giảm 30,15%; Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,07%.

(2) Sáu nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,38% (lương thực tăng 0,91%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,14%); Nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,09%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,33%; Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,01%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,06%.

(3) Hai nhóm có chỉ số giá ổn định so với tháng trước là: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình và Nhóm bưu chính viễn thông.

CPI bình quân quý III năm 2024 tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,52%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,86%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,46%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,82%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,57%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,2%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,26% và 03 nhóm giảm là nhóm giao thông giảm 3,3%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,77%; nhóm giáo dục giảm 9,43%.

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 1,18% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,31%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,2%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,92%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,7%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,27%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,97%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,22%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,9% và 03 nhóm giảm là nhóm giao thông giảm 0,08%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,7%; nhóm giáo dục giảm 1,11%. CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

(1) Giá gạo các loại tăng do nhu cầu mua sắm của người dân tăng. Bên cạnh đó, những năm trước lượng thóc, gạo được thương lái vận chuyển từ nơi khác đến (miền Nam) tuy nhiên từ đầu năm lượng thóc, gạo tại địa phương được xuất khẩu nhiều, năng suất thấp không đủ để chuyển đi các tỉnh, lượng cung không đủ đáp ứng lượng cầu đã tác động làm tăng giá bán mặt hàng gạo.

(2) Tết Nguyên đán diễn ra vào tháng 02, nhu cầu tiêu thụ lớn về các mặt hàng như thực phẩm để làm thịt khô, nạp xưởng tăng cao, mặt khác những trận mưa lớn kéo dài từ giữa tháng 7 sang hết tháng 8 làm cho một số loại cây rau giống bị hỏng làm người dân phải gieo trồng lại, dịch bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả lợn châu phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh làm chết nhiều gia súc, gia cầm dẫn tới chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm 9 tháng đầu năm tăng.

(3) Chín tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều các hoạt động, lễ hội, các kỳ nghỉ lễ diễn ra dài ngày nhu cầu đi chơi, du lịch của người dân tăng thêm vào đó các mặt hàng thực phẩm tăng đã tác động làm chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình, văn hóa, giải trí và du lịch 9 tháng  năm 2024 tăng.

(4) Thực hiện lộ trình tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp của Chính phủ từ ngày 01/7/2024 đã tác động làm chỉ số mặt hàng thiết yếu trong nhóm đồ uống thuốc lá, thiết bị gia đình và bảo hiểm y tế tăng cao.

(5) Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế 9 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, do những tác động tiêu cực của thời tiết và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng đã tác động làm chỉ số giá nhóm này tăng. 

* Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ 

Chỉ số giá vàng tháng 9 tăng 1,81% so với tháng trước, tăng 18,35% so với cùng kỳ năm trước, tăng 108,31% so với kỳ gốc 2019 và bình quân quý III năm 2024 tăng 17,26%. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 19,35% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9 giảm 1,93% so với tháng trước, tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,49% so với kỳ gốc 2019 và bình quân quý III năm 2024 tăng 5,49%. Tính chung 9 tháng năm 2024, Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,56% so với cùng kỳ năm trước.

5.2. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2024 Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý III năm 2024 tăng 0,73% so với quý trước, tăng 4,24% so với cùng quý năm trước. Trong 03 nhóm sản phẩm chính thì 02 nhóm có chỉ số giá tăng và 01 nhóm có chỉ số giá giảm, cụ thể: Sản phẩm nông nghiệp tăng 0,8% và tăng 4,56%; sản phẩm lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 0,08% và tăng 1,49%; sản phẩm thủy sản nuôi trồng, khai thác giảm 0,16% và tăng 0,89%.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý III/2024 giảm 1,24% so với quý trước, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: 2 nhóm có chỉ số tăng là: Điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,05% và tăng 7,2%; nước tự nhiên khai thác; dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8% và tăng 2,7%. 2 nhóm còn lại có chỉ số giảm: Sản phẩm khai khoáng giảm 0,33% và giảm 1,83%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,9% và giảm 0,39%.

Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý III/2024 giảm 0,39% so với quý trước, tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước. Do trong quý là thời gian thu hoạch một số sản phẩm cây lâu năm, cây gia vị và cây dược liệu nguồn cung lớn trong khi nhu cầu sử dụng của người dân bình ổn đã tác động làm giảm chỉ số giá so với quý trước.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Tình hình lao động, việc làm quý III, 9 tháng năm 2024 có xu hướng ổn định và tăng trưởng. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, dân số sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn với hoạt động sản xuất là nông, lâm nghiệp và thủy sản. Do vậy, nguồn lao động của tỉnh có sự phân biệt rõ rệt giữa 2 khu vực và được tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9 tháng năm 2024 ước tính là 348.734 người, tăng 3,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động ở khu vực thành thị có 52.807 người (chiếm 15,14%) và khu vực nông thôn là 295.936 người (chiếm 84,86%). 

Dự tính lao động có việc làm trong 9 tháng là 344.855 người, tăng 2,55% so với kỳ trước, trong đó lao động ở khu vực thành thị là 52.039 người (chiếm 15,09%) và nông thôn là 292.816 người (chiếm 84,91%). Chuyển dịch cơ cấu có xu hưởng giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ lệ lao động ở các ngành xây dựng và dịch vụ.

Ước thực hiện kết quả giải quyết việc làm mới 9 tháng năm 2024 cho 9.001 lao động, tăng 11,55% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 97,84% kế hoạch . Tuyển sinh đào tạo nghề cho 9.797 người, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 15,26% kế hoạch.

Có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhiều sự lựa chọn cho người lao động, số người thất nghiệp giảm, trong 9 tháng đầu năm có 1.033 người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp (quý III có 406 người) ; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.010 người (quý III có 456 người). Tổng số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp là 14.879,69 triệu đồng (quý III là 7.935,89 triệu đồng). Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách BHTN cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Đời sống dân cư, an sinh xã hội

2.1. Đời sống dân cư

Đời sống các tầng lớp dân cư tỉnh Điện Biên chín tháng năm 2024 tương đối ổn định. Là năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 cơ hội thuận lợi cho các ngành nghề dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là phát triển về du lịch. Trong quý III, mặc dù vẫn còn những thiệt hại do thiên tai gây ra làm thiệt hại về tài sản, và trong sản suất nông nghiệp của bà con nông dân. Tuy nhiên, được sự quan tâm sát sao, vào cuộc kịp thời của chính quyền các cấp, các ban ngành liên quan, nên đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì phát triển và càng ngày càng ổn định hơn trước.

Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Đến nay tỉnh Điện Biên chưa có xã nông thôn mới kiểu mẫu, 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 51/115 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 23 xã đạt chuẩn NTM và 28 xã cơ bản đạt chuẩn NTM đạt từ 15-18 tiêu chí); số tiêu chí bình quân ước đạt 14,12 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có 153 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu.

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý III, nhìn chung giữ được ổn định và có sự tăng trưởng. Ước quý III năm 2024, thu nhập người lao động trong khu vực nhà nước là 8.165 ngàn đồng/người/tháng (tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước), khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6.930 ngàn đồng/người/tháng (tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước), khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.810 ngàn đồng/người/tháng (tăng 0,83% so với cùng kỳ năm trước).

2.2. Kết quả thực hiện chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho người có công, bảo trợ xã hội

a) Đối với người có công

Nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Lao động đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiếp nhận quà của Chủ tịch nước, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức thăm hỏi, tặng 3.488 suất quà trị giá 1.492,76 triệu đồng cho gia đình người có công và thân nhân.

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), tiếp nhận hỗ trợ 01 Trường học trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông với mức hỗ trợ 50 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi, tặng 2.092 suất quà cho các cá nhân với tổng kinh phí 2.881,9 triệu đồng. Tiếp nhận nguồn vận động, ủng hộ từ các đơn vị, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kết hợp cùng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp sửa chữa 137 nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng, gia đình cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh với số tiền 10.180 triệu đồng.

Trong quý III, Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiếp nhận quà của Chủ tịch nước, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tổ chức thăm hỏi, tặng 5.114 suất quà cho các gia đình chính sách người có công với tổng giá trị là 2.198,35 triệu đồng.

b) Bảo trợ xã hội 

Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận hỗ trợ, tặng 20.313 suất quà trị giá 14.980,6 triệu đồng cho hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội (quà cho hộ nghèo và cận nghèo là 19.924 suất quà trị giá 14.822 triệu đồng; quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 389 suất quà trị giá 158,6 triệu đồng).

Hỗ trợ thiếu đói dịp tết Nguyên đán cho 4.720 hộ (giảm 24 hộ so với cùng kỳ năm trước) với 19.350 khẩu (giảm so với cùng kỳ năm trước 1.543 khẩu), số gạo hỗ trợ 290,25 tấn.

Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, tính đến ngày 18/9/2024 đã phát miễn phí 467.979 thẻ (tăng so với cùng kỳ năm 2023 là 20.280 thẻ) trong đó: Trẻ em dưới 6 tuổi 77.513 thẻ, bảo trợ xã hội và cựu chiến binh 11.842 thẻ, người nghèo 155.250 thẻ, cận nghèo 4.322 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn 209.606 thẻ, người kinh sống tại vùng đặc biệt khó khắn 6.647 thẻ, người cao tuổi 107 thẻ và các đối tượng khác 2.692 thẻ.

2.3. Tình hình thiếu đói trong dân cư 

Trong 9 tháng năm 2024 tổng số hộ thiếu đói giáp hạt là 9.962 hộ, tổng số người được hỗ trợ là 44.940 người. Tổng số gạo được hỗ trợ là 674,1 tấn.

2.4. Công tác giảm nghèo

Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo 9 tháng năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ước thực hiện  tháng năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo là 23,73% giảm 1,95% so với năm 2023.

3. Giáo dục - Đào tạo 

Năm học 2024-2025 toàn tỉnh có 486 trường, trung tâm (168 trường mầm non, 296 trường phổ thông, 17 trung tâm , 04 trường cao đẳng) với 7.387 lớp và 207.852 học sinh, học viên, sinh viên. So với cùng kỳ năm học trước giảm 01 trường; giảm 67 lớp; tăng 352 học sinh, sinh viên. So với kế hoạch UBND tỉnh giao tăng 05 trường (vượt 1,05% kế hoạch); 7.320 lớp (đạt 99,51% kế hoạch), 207.233 học sinh (vượt 0,18% kế hoạch). Số giáo viên mầm non là 3.832 người; số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 6.799 người, bao gồm: 4.044 giáo viên tiểu học; 2.755 giáo viên trung học cơ sở và 1.429 giáo viên trung học phổ thông. Cũng trong năm học này, toàn tỉnh có 53.829 trẻ em đi học mầm non; 151.681 học sinh phổ thông, bao gồm: 75.232 học sinh tiểu học; 54.966 học sinh trung học cơ sở và 21.483 học sinh trung học phổ thông. 

Chuẩn bị tốt các điều kiện và triển khai hiệu quả, đúng quy định Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, phù hợp điều kiện thực tế. Tổ chức thành công kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm học 2023-2024, thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, thi tuyển sinh vào lớp 10 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Kết quả 6.414 thí sinh được công nhận đỗ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt tỷ lệ 99,36%, điểm trung bình các môn thi đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất trong 10 năm gần đây.

Hiện nay toàn tỉnh có 7.432 phòng học, tăng 62 phòng học so với cùng kỳ năm học trước, trong đó: 5.625 phòng kiên cố, chiếm 75,69%, tăng 2,66%; 1.481 phòng học bộ môn, tăng 154 phòng, trong đó: 1.167 phòng kiên cố, chiếm 78,8%, tăng 3,07%; 3.994 phòng nội trú học sinh, tăng 405 phòng, trong đó: 2.464 phòng kiên cố, chiếm 61,69%, tăng 7,8%; 1.644 phòng công vụ giáo viên, trong đó: 867 phòng kiên cố, chiếm 52,74%, tăng 11,4%; có 365 trường mầm non và phổ thông được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, thấp hơn 21 trường so với kế hoạch. 

4. Y tế

4.1. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch

Tình hình dịch bệnh: Trong tháng, tình hình dịch trên địa bàn toàn tỉnh ổn định; không có ổ dịch nào xảy ra. Lũy kế từ đầu năm đến 15/9/2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 04 ổ dịch  với 27 ca mắc, tử vong 0, điều trị khỏi 27/27 ca. (giảm 07 ổ dịch và giảm 334 ca mắc, 01 ca tử vong so với cùng kỳ). Các ổ dịch đã được điều tra, xác minh, chẩn đoán và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác phòng chống dịch: Ngành y tế tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn theo Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2024 của UBND tỉnh. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức giúp cho người dân hiểu và chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh.

4.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS 

Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 30/8/2024, có 122/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.837 ca nhiễm HIV  trong đó: 55 ca mắc mới (giảm 27 ca mắc mới so cùng kỳ); tích lũy số ca AIDS là 5.489 (không có ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng); tử vong do AIDS lũy tích 4.204 ca, trong đó: tử vong mới là 56 ca (giảm 37 ca so cùng kỳ). Tổng số ca nhiễm HIV được quản lý là 3.411 chiếm 93,9% người nhiễm HIV trên địa bàn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,52%.

4.3. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm 

Công tác truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, và mùa Lễ Hội Xuân; Lễ hội Hoa Ban, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và các lễ hội khác của tỉnh đảm bảo an toàn.

Hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm: Thành lập 411 đoàn kiểm tra chuyên ngành ATTP thực hiện kiểm tra đối với 4.490 cơ sở trên địa bàn. Kết quả có 4.481/4.490 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm 98,8%).

Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh. Lũy kế cấp giấy chứng nhận hoặc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh là 97,4%. 

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các ca, vụ ngộ độc thực phẩm. Lũy kế từ đầu năm đến 15/9/2024, trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra các ca, vụ ngộ độc thực phẩm (cùng kỳ năm 2023 xảy ra 06 vụ ngộ độc thực phẩm với 71 ca mắc, không có ca tử vong và và 01 ca đơn lẻ).  

5. Hoạt động văn hóa, thông tin, Thể dục thể thao và du lịch

5.1. Sự kiện đặc biệt

Trong 9 tháng năm 2024 đã tổ chức thành công nhiều hoạt động như: Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hoá tại tỉnh Thanh Hoá (từ 19-21/01/2024), Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên (diễn ra từ ngày 16/3/2024 - 18/3/2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” và Lễ hội Hoa Ban năm 2024…

Tổ chức thành công các chương trình và sự kiện để chào mừng Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Căng treo hơn 900 băng rôn, băng cờ, phướn, pano tuyên truyền tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đăng tải 300 tin bài trên trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị, cập nhật hơn 500 tin bài, tin ảnh, video, clip trên các trang Fanpage tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên Phủ, 2.361.453 lượt người tiếp cận, 538.624 lượt tương tác. Thiết kế, lắp đặt một số tiểu cảnh phù điêu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

5.2. Hoạt động quản lý Nhà nước và văn hóa, văn nghệ

Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền, cổ động các hoạt động, sự kiện của tỉnh, của đất nước được thực hiện tập trung ở khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và ở các đơn vị cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú: Các đội tuyên truyền lưu động toàn tỉnh đã thực hiện 972 buổi hoạt động tuyên truyền, đạt 97% kế hoạch; số lượt người được tuyên truyền 382 nghìn lượt người, đạt 85% kế hoạch; căng treo gần 13.850 băng, cờ, khẩu hiệu, đạt 92% kế hoạch. 

Hoạt động nghệ thuật quần chúng: Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh chủ trì tổ chức 45 hoạt động văn hóa, văn nghệ, vượt 92% kế hoạch; 20 hoạt động văn hóa, văn nghệ tại sân Hành lễ tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, đạt 57% kế hoạch. Toàn tỉnh hiện có 1.212 đội văn nghệ quần chúng, tổ chức 4,12 nghìn buổi biểu diễn với 280 nghìn lượt người xem, đạt 80% kế hoạch.

Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: Xây dựng 06 chương trình ca, múa, nhạc phục vụ nhiệm vụ chính trị, vượt 20% kế hoạch; trong đó xây dựng 01 chương trình mới; tổ chức biểu diễn 10 chương trình nghệ thuật, đạt 74% kế hoạch, phục vụ 226 nghìn lượt người xem, đạt 81% kế hoạ. 

Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng, phát hành sách: Trong tháng tổ chức 09 buổi chiếu phim tại rạp; 05 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tiếp tục duy trì mở cửa các hiệu sách, thực hiện chương trình “Tuần lễ phát hành sách”, trưng bầy, giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn. Dự ước 9 tháng năm 2024: Tổ chức 85 buổi chiếu phim tại rạp; 52 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị; 843 buổi chiếu bóng vùng cao phục vụ 259,85 nghìn lượt người xem. 

Hoạt động hệ thống Thư viện: Trong tháng, bổ sung mới 574 bản sách; cấp và đổi 174 thẻ bạn đọc; phục vụ 21.013 lượt độc giả đến thư viện. Tổng số lượt tài nguyên thông tin được phục vụ 41.201 lượt; số lượt độc giả truy cập CSDL thư viện điện tử 2.627 lượt. Dự ước 9 tháng năm 2024 hệ thống thư viện công cộng đã nhập bổ sung 11.080 bản sách; thực hiện cấp thẻ cho 5.611 độc giả; phục vụ trên 284,12 nghìn lượt độc giả; số lượt độc giả truy cập CSDL thư viện điện tử 56,06 nghìn lượt; có trên 634,41 nghìn lượt tài nguyên thông tin được phục vụ.

Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa: Trong tháng, hai bảo tàng và các điểm di tích đón trên 21 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó có 443 lượt khách nước ngoài. Tính chung chín tháng năm 2024 đón 1.065,83 nghìn lượt khách tham quan, tăng 1,12 lần so cùng kỳ năm trước (trong đó 5.616 lượt khách nước ngoài, tăng 4,57% so cùng kỳ năm trước).

5.3. Hoạt động thể dục thể thao

Tổ chức các giải thi đấu TDTT trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh tổ chức được 405 giải thi đấu, trong đó cấp toàn quốc 04 giải; cấp tỉnh 11 giải; cấp huyện, ngành 82 giải; cấp xã 247 giải; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang và các tổ chức khác tổ chức 61 giải. Trong đó, chủ trì và phối hợp tổ chức thành công 11 giải thể thao thi đấu cấp tỉnh, ngành tổ chức và các hoạt động thể dục thể thao trong khuôn khổ các sự kiện chính trị của tỉnh của đất nước.

Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển trên địa bàn tỉnh; Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục nhận được sự tham gia hưởng ứng của Nhân dân. Trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên 230.151 người, chiếm 33,72% tổng số dân toàn tỉnh; số hộ gia đình thể thao là 37.105 hộ, chiếm 22,72% tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; có 438 Câu lạc bộ TDTT cơ sở; 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa. Tổ chức tháng hoạt động thể dục thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân thu hút trên 40 ngàn người tham gia.

Thể thao thành tích cao: Tham gia 8 giải thể thao khu vực và toàn quốc; 01 giải vô địch Karate Đông Nam Á, kết quả đạt 30 huy chương các loại (Trong đó: 10HCV, 5HCB, 13HCĐ các giải khu vực, toàn quốc; 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng giải vô địch Karate Đông Nam Á) đạt 93,75% kế hoạch. Duy trì hiệu quả công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh.

5.4. Lĩnh vực du lịch

Trong 9 tháng năm 2024, ngành du lịch tiếp tục là điểm sáng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dự ước tháng 9 năm 2024 đón khoảng 92 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 836 lượt; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 170 tỷ đồng. Tính chung chín tháng năm 2024 lượng khách du lịch đạt 1.546,2 nghìn lượt, tăng 1,95 lần so với cùng kỳ năm 2023, vượt 18,9% kế hoạch. Trong đó: Khách quốc tế đạt 8.787 lượt, tăng 1,44 lần, đạt 4,4% kế hoạch. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.798,08 tỷ đồng, tăng 2,02 lần so cùng kỳ năm trước, vượt 27% kế hoạch. 

Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho hơn 10.771 lượt khách du lịch, 289 lượt doanh nghiệp du lịch tìm hiểu thông tin về du lịch Điện Biên.

6. Tai nạn giao thông, cháy nổ, vi phạm môi trường 

6.1. Tai nạn giao thông

Từ 15/7/2024 đến 14/8/2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông làm 02 người chết và bị thương 03 người . Nguyên nhân do người điều khiển không chú ý quan sát, đi sai làn đường, phần đường.

Lũy kế từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/8/2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 70 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 24 người chết, 75 người bị thương. So cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giảm 7,89%; số người chết tăng 71,43%, số người bị thương giảm 13,79%. Nguyên nhân do vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện, người đi bộ sang đường sai quy định, vượt xe không đúng quy định, đi sai làn đường, phần đường; vi phạm về nồng độ cồn.

6.2. Cháy nổ 

Từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/8/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 08 vụ cháy, giảm 39,46% so cùng kỳ năm trước, trong đó, quý III xảy ra 01 vụ (giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm trước); không có thiệt hại về người, ước thiệt hại khoảng 1.448 triệu đồng, giảm 61,69%. Nguyên nhân gây ra cháy là do sơ xuất về thiết bị điện và chập thiết bị điện của xe ô tô điện trẻ em.

6.3. Tình hình vi phạm môi trường

Trong tháng 9/2024 các cơ quan chức năng đã phát hiện 07 vụ vi phạm môi trường và xử lý 14 vụ với tổng số tiền phạt 67,55 triệu đồng, giảm 53,21% so với tháng trước và giảm 35,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chín tháng năm 2024 đã phát hiện 397 vụ vi phạm môi trường và xử lý 352 vụ với tổng số tiền phạt là 1.784,93 triệu đồng, tăng 14,51% so với năm trước. Các vụ vi phạm môi trường chủ yếu là phá rừng làm nương, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật. 

7. Tình hình thiệt hại do thiên tai và hỗ trợ thiên tai

Tính chung 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 31 đợt thiên tai làm 09 người chết, 03 người mất tích, 11 người bị thương; 2.484 con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; 1.332,32 ha lúa và 175,33 ha rau màu bị hư hỏng; 712,5 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại, 58,89 ha thủy sản bị thiệt hại; 1.737 nhà bị hư hỏng; thiệt hại về giao thông, thủy lợi và một số thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 526,5 tỷ đồng, tăng 6,51 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: thiệt hại do cơn bão số 3 làm 259 nhà bị hư hỏng; 386,99 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 09 công trình Nước sạch và VSMT bị hư hỏng; 51 tuyến đường bị sạt lở hư hỏng và một số thiệt hại khác. Ước thiệt hại là 32,19 tỷ đồng.

*Hỗ trợ thiệt hại thiên tai: Ngay sau các đợt thiên tai tính từ đầu năm đến nay tỉnh Điện Biên đã chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng, nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ trung ương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để khắc phục hậu quả do thiên tai với tổng số tiền hỗ trợ là 45,79 tỷ đồng (trong đó quý III thực hiện hỗ trợ là 45,72 tỷ đồng).

Khái quát lại, Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Dịch bệnh, thiên tai vẫn luôn tiềm ẩn; mưa lũ, sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng; nguồn lực đầu tư còn hạn chế; triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm còn chậm; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại các dự án có quy mô lớn còn nhiều vướng mắc, đến nay vẫn chưa được tháo gỡ … Tuy nhiên, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2024 vẫn đạt mức tăng trưởng 10,55%, có được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành; sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, cùng với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong 03 tháng cuối năm, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây: 

- Tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án phát triển sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác theo kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm theo chuỗi liên kết giá trị, gia tăng các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và phục vụ du lịch, tạo điều kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp;

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thủy điện dự kiến đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục sớm thi công đối với các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong chuỗi sự kiện năm Du lịch quốc gia 2024. Chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công bế mạc Chương trình năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 và chuỗi các hoạt động, sự kiện văn hóa để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình liên kết hợp tác, phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố; 

- Tăng cường quản lý thị trường giá cả, trong đó cần kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới;

- Triển khai thực hiện hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại và thương mại điện tử đã được phê duyệt năm 2024. Hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa tại các điểm trưng bày giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh;

- Tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn năm 2024 theo dự toán được giao. Khẩn trương rà soát, xây dựng, đẩy nhanh triển khai thực hiện kế hoạch đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tạo nguồn thu để triển khai thực hiện các dự án trọng điểm quan trọng của tỉnh;

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ quyết liệt có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, các dự án Nhà đầu tư không có năng lực thực hiện và các dự án đầu tư còn tồn đọng lại chưa có hướng giải quyết, từ đó dành quỹ đất để thu hút, kêu gọi các Nhà đầu tư có tiềm năng hơn thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống dân cư. Tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn. Triển khai các hoạt động giám sát trong thực hiện chương trình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng ngừa và xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm ổn định sản xuất và đời sống.

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên

Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây