Tiêu dùng cuối cùng

Thứ sáu - 27/11/2020 15:03

I. Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước

  1. Khái niệm, phương pháp tính

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ nhà nước đã sử dụng để chi tiêu cho các nhu cầu thường xuyên của nhà nước về quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc…

Phần giá trị sản phẩm dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp, nghiên cứu khoa học công, các tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị phục vụ cộng đồng,… tạo ra từ cấp trung ương tới cấp xã để bảo đảm và duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước trong thời kỳ nhất định.

– Theo giá hiện hành:

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước

=

Giá trị sản xuất của hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; phục vụ cộng đồng

Phần giá trị sản xuất của các hoạt động này bán trên thị trường (nếu có) và phần giá trị tự sản xuất để tích lũy (nếu có)

– Theo giá so sánh:

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước theo giá so sánh
 

 

=

 

 

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá hiện hành (năm báo cáo)

Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của các ngành hoạt động thuộc quản lý nhà nước tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc

  1. Phân tổ chủ yếu: Chức năng quản lý.
  2. Kỳ công bố: Quý, năm.
  3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

II. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư

  1. Khái niệm, phương pháp tính

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư là toàn bộ giá trị về sản phẩm vật chất và dịch vụ do cá nhân dân cư đã sử dụng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày của cá nhân trong năm, gồm:

– Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ dân cư là toàn bộ chi tiêu từ ngân sách của hộ dân cư dùng để tiêu dùng và tiêu dùng tự túc các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho cuộc sống hàng ngày của toàn bộ thành viên trong các hộ dân cư. Đặc điểm của loại tiêu dùng cuối cùng này là làm giảm ngân sách của hộ dân cư, gồm cả phần chi của hộ cho người lao động làm thuê công việc nội trợ trong gia đình, không gồm chi tiêu cho sản xuất.

– Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư hưởng thụ không phải trả tiền là những sản phẩm vật chất và dịch vụ của các đơn vị thường trú thuộc khu vực nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp không phải trả tiền cho các thành viên của hộ dân cư, như: y tế, văn hóa, giáo dục,…

a) Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ dân cư

Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ dân cư
 

 

=

Tiêu dùng cuối cùng do chi mua hàng hóa và dịch vụ của hộ dân cư
 

 

+

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc của hộ dân cư

– Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách của hộ dân cư. Có hai phương pháp tính như sau:

Phương pháp 1: Phương pháp tính từ chi ngân sách hộ dân cư

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ thu nhập trong năm
 

 

=

Tiêu dùng cuối cùng do mua trên thị trường bình quân một hộ hoặc nhân khẩu trong năm
 

 

×

Tổng số hộ hoặc số nhân khẩu bình quân trong năm

Công thức trên được tính riêng cho từng loại sản phẩm và theo từng loại hộ dân cư hoặc nhân khẩu của khu vực thành thị và nông thôn.

Phương pháp 2: Phương pháp tính từ tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

 

 

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư

 

 

 

=

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
 

 

 

Phần giá trị sản phẩm do các đơn vị sản xuất mua  
 

 

 

+

Giá trị sản phẩm mua chưa có trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng và tự sản xuất tự tiêu cho tiêu dùng cuối cùng

Phần giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hộ dân cư mua cho nhu cầu tiêu dùng của hộ trong năm chưa có trong tổng mức bán lẻ được tính riêng cho từng loại
như sau:

+ Tiêu dùng điện sinh hoạt

Tiêu dùng cuối cùng
 

 

=

 

Tổng số KW giờ điện thương phẩm dùng trong sinh hoạt của các hộ dân cư
 

 

×

 

Đơn giá bình quân của 1 KW giờ điện sinh hoạt

+ Tiêu dùng nước sinh hoạt

Tiêu dùng cuối cùng

=

Tổng số m3 nước máy hộ dân cư mua trong năm

×

Đơn giá bình quân của 1m3 nước máy sinh hoạt

+ Tiêu dùng cuối cùng về vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục…

Tiêu dùng cuối cùng

=

Giá trị sản xuất của vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục…

 

 

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục… do các đơn vị sản xuất mua

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục… do các hộ dân cư được hưởng không phải trả tiền

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục… đã xuất khẩu (nếu có)

+ Tiêu dùng cuối cùng về dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm là phần giá trị sản xuất đã được phân bổ cho khu vực hộ dân cư của hoạt động ngân hàng và bảo hiểm.

+ Tiêu dùng cuối cùng về xổ số là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động xổ số.

+ Tiêu dùng cuối cùng về dịch vụ làm thuê công việc nội trợ trong gia đình là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc gia đình trong các hộ dân cư.

– Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc (tự sản xuất tự tiêu dùng)

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc phải là phần giá trị đã được tính vào giá trị sản xuất của một ngành hay hoạt động nào đó, gồm:

+ Tiêu dùng sản phẩm vật chất: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tiểu thủ công nghiệp…

+ Tiêu dùng về dịch vụ nhà tự có tự ở của hộ dân cư…

Tiêu dùng tự túc là sản phẩm vật chất được tính như sau:

Tiêu dùng tự túc
 

 

=

 

Tiêu dùng tự túc bình quân một hộ hoặc một nhân khẩu điều tra

×

Tổng số hộ hoặc nhân khẩu

Công thức trên được tính theo từng loại sản phẩm, từng loại hộ và theo thành thị, nông thôn.

Tiêu dùng tự túc về dịch vụ nhà tự có tự ở: giá trị nhà tự có tự ở được coi là một hoạt động dịch vụ nhà ở cho chính bản thân hộ dân cư.

b) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư hưởng thụ không phải trả tiền:

– Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức nhà nước.

Công thức tính:

Tiêu cuối cùng dùng không phải trả tiền về vận tải, bưu điện, du lịch văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo
 

 

=

 

Giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo
 

 

 

Phần giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo bán trên thị trường cho mục đích sản xuất, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu

– Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức khác (tổ chức ngoài nhà nước, từ thiện, tôn giáo, hiệp hội…).

Công thức tính:

Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức khác (tổ chức ngoài nhà nước, từ thiện, tôn giáo, hiệp hội)

=

Giá trị sản xuất của hoạt động của các tổ chức trên

Phần giá trị bán trên thị trường (nếu có) của các tổ chức đó

c) Từ kết quả tính toán trên, tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo các hình thức tiêu dùng sau:

– Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo đối tượng sử dụng:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo đối tượng sử dụng

=

Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ dân cư

+

Tiêu dùng cuối cùng hộ dân cư hưởng thụ không phải trả tiền

– Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo đơn vị thường trú

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo đơn vị thường trú

=

Tiêu dùng cuối cùng do chi mua hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân)

+

Giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hộ dân cư (cá nhân) mua cho tiêu dùng chưa được tính trong tổng mức bán lẻ

+

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc

+

Tiêu dùng cuối cùng (hộ dân cư) cá nhân  được hưởng thụ không phải trả tiền (mục 1.2 khoản b)

– Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo lãnh thổ

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư theo lãnh thổ

=

Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân (hộ dân cư) từ tổng mức bán lẻ

+

Phần giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hộ dân cư (cá nhân) mua cho tiêu dùng chưa được tính trong tổng mức bán lẻ

+

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc

+

Tiêu dùng cuối cùng hộ dân cư (cá nhân) được hưởng thụ không phải trả tiền

Hiện nay Tổng cục Thống kê tính và công bố tiêu dùng cuối cùng theo đối tượng chi tiêu (theo giá so sánh).

Công thức tính:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của gia đình theo giá so sánh
 

 

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) theo giá hiện hành năm báo cáo

 


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của năm báo cáo so với năm gốc

Chỉ tiêu này được tính chi tiết theo từng nhóm sản phẩm cụ thể.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh

 

 

 

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá hiện hành (năm báo cáo) của từng ngành sản phẩm


Chỉ số giảm phát theo từng ngành tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc

Chỉ tiêu này được tính chi tiết theo từng ngành sản phẩm.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư hưởng thụ không phải trả tiền theo giá hiện hành (năm báo cáo) của từng ngành sản phẩm


 

Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc

  1. Phân tổ chủ yếu

a) Kỳ quý phân tổ theo:

– Mục đích;

– Đối tượng sử dụng.

b) Kỳ năm phân tổ theo:

– Mục đích;

– Đối tượng chi/đối tượng sử dụng.

  1. Kỳ công bố: Quý, năm.
  2. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra kinh tế;

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Điều tra doanh nghiệp;

– Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể,

– Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;

– Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian;

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây