TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 12, QUÝ IV VÀ NĂM 2021

Thứ bảy - 25/12/2021 10:27
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước năm 2021 theo giá so sánh năm 2010 đạt 12.463,87 tỷ đồng, tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 2.226,73 tỷ đồng, tăng 4,31%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.737,32 tỷ đồng, tăng 11,10%; khu vực dịch vụ đạt 6.929,79 tỷ đồng, tăng 4,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 570,03 tỷ đồng, tăng 6,49%.

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước năm 2021 theo giá so sánh năm 2010 đạt 12.463,87 tỷ đồng, tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 2.226,73 tỷ đồng, tăng 4,31%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.737,32 tỷ đồng, tăng 11,10%; khu vực dịch vụ đạt 6.929,79 tỷ đồng, tăng 4,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 570,03 tỷ đồng, tăng 6,49%. 

Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước, trong các tháng cuối năm 2021 kinh tế có xu hướng phục hồi tăng trưởng khá tích cực, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm cao hơn so với 6 tháng đầu năm và nằm trong nhóm tăng trưởng khá so với các tỉnh có cùng điều kiện trong khu vực ( Sơn La 2,20%; Lai Châu 3,41%; Cao Bằng 3,33%; Bắc Cạn 3,37%; Hà Giang 5,06%). Trong 6,01% tăng trưởng của năm 2021 từng ngành, từng lĩnh vực duy trì được mức tăng trưởng và đều có đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương, cụ thể: Nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,78 điểm %; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32 điểm % (công nghiệp đóng góp 0,72 điểm %); nhóm dịch vụ đóng góp 2,61 điểm %, là nhóm có tỷ trọng cao nhất trong mức tăng trưởng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,30 điểm %. 

Tổng sản phẩn GRDP trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành đạt 21.851,55 tỷ đồng, tăng 7,18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 95,6% kế hoạch. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.878,50 tỷ đồng, tăng 3,08% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 4.398,62 tỷ đồng, tăng 14,65% so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ đạt 12.575,07 tỷ đồng, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 999,35 tỷ đồng, tăng 7,67% so với cùng kỳ năm trước.  

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,75%, giảm 0,71% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,13%, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ chiếm 57,55%, giảm 0,62% so với cùng kỳ năm trước; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,57%, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước năm 2021 đạt 34,96 triệu/người/năm (tăng 1,73 triệu/người/năm so với năm 2020).

2. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

2.1. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước đạt 1.642,43 tỷ đồng, tăng 12,61% so với thực hiện năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 1.601,14 tỷ đồng, tăng 19,39% so với thực hiện năm trước, chiếm 97,49% tổng thu; thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 26,61 tỷ đồng, giảm 43,61% so với thực hiện năm trước, chiếm 1,82% tổng thu; thu viện trợ 14,68 tỷ đồng, giảm 79,10% so với thực hiện năm trước, chiếm 1,01% tổng thu. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 223,66 tỷ đồng, giảm 4,53%; thu từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 331,5 tỷ đồng, giảm 4,21%; thu thuế thu nhập cá nhân 45,49 tỷ đồng, giảm 3,85%; thu thuế bảo vệ môi trường 172,03 tỷ đồng, tăng 3,91%; các khoản thu về nhà, đất 506,99 tỷ đồng, tăng 51,15%. Do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, vì vậy để đảm bảo kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn, tỉnh đã có cơ chế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh qua đó vừa tăng nguồn thu cho Nhà nước đồng thời tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. 

Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 12.916,92 tỷ đồng, tăng 1,23% so với thực hiện năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 3.258,47 tỷ đồng, tăng 5,29%, chiếm 25,23% tổng chi. Chi thường xuyên đạt 9.634,54 tỷ đồng, tăng 0,05%, chiếm 74,59% tổng chi. Chi các nhiệm vụ khác đạt 21,8 tỷ đồng,  giảm 33,68%, chiếm 0,17% tổng chi.

2.2. Tài chính, ngân hàng

Ngành ngân hàng đã quản lý chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách, công cụ tài chính, tiền tệ tuân thủ quy định pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương; đảm bảo ổn định, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; huy động, cung ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế; ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. 

* Thu, chi tiền mặt: mọi nhu cầu thanh toán, chi trả tiền mặt, ngành Ngân hàng đáp ứng đủ và kịp thời phục vụ các nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn phục vụ tốt dịch vụ rút tiền tại cây ATM, đáp ứng đủ cơ cấu tiền trong lưu thông để phục vụ người dân có nhu cầu rút tiền mặt. Đặc biệt là các ngày trước và sau tết Nguyên đán, các ngày nghỉ lễ, không có sự cố nào xảy ra.

* Công tác an toàn kho quỹ: các Ngân hàng trên địa bàn chấp hành nghiêm  chế độ quản lý kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trị; các tổ chức tín dụng thực hiện tốt việc tuyển chọn, phân loại để làm sạch đồng tiền trong lưu thông; thực hiện các biện pháp đảm bảo hoạt động giao dịch tiền mặt trong điều kiện dịch Covid-19.

 * Huy động vốn: tổng nguồn vốn tín dụng ước thực hiện đến 31/12/2021 là 13.500 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,4% kế hoạch (nguồn vốn tăng ở tiền gửi tiết kiệm, tăng 13,88%). Các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.

* Hoạt động tín dụng: tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 31/12/2021 là 19.300 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn là 7.785 tỷ đồng, tăng 5,92%, chiếm 40,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung, dài hạn là 11.515 tỷ đồng, tăng 2,05%, chiếm 59,7% tổng dư nợ. Nợ xấu khoảng 208 tỷ đồng chiếm 1,08% tổng dư nợ.

3. Giá cả, lạm phát

a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12: trong tháng 12 ngoài 2 nhóm hàng giảm so với tháng trước (nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,14%; nhóm giao thông giảm 2,14%) còn lại các nhóm hàng khác ổn định và tăng nhẹ tác động làm chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,53% so với kỳ gốc 2019.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý IV năm 2021:  CPI bình quân quý IV so với cùng kỳ năm trước tăng 3,09%, cụ thể như sau: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,38%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,56%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 2,73%; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 3,04%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,17%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,77%; nhóm giao thông tăng 16,11%; bưu chính viễn thông giảm 0,26%; nhóm giáo dục tăng 1,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 2,42%.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021: chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 so với năm trước tăng 3,38%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cụ thể như sau: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,28% (nhóm lương thực giảm 0,8%, nhóm thực phẩm tăng 1,87%, nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,29%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,63%; nhóm may mặc, mũ nón, dày dép tăng 2,91%; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 4,36%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,38%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,74%; nhóm giao thông tăng 12,46%; bưu chính viễn thông giảm 0,25%; nhóm giáo dục tăng 1,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,36%; nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 2,56%. 

Biểu 01: CPI bình quân các năm so với cùng kỳ năm trước

 

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

2021

 
 

CPI bình quân năm so với cùng kỳ năm trước

103,88

102,90

102,82

103,11

103,32

 103,38

 

b. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ 

Chỉ số giá vàng tháng 12 tăng 3,25% so với tháng trước, tăng 9,84% so với cùng kỳ năm trước, tăng 57,06% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý IV tăng 15,13% so cùng quý năm trước; tính chung cả năm 2021 tăng 12,37%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 tăng 0,79% so với tháng trước, giảm 1,47% so với cùng kỳ năm trước, giảm 1,58% so với kỳ gốc 2019; bình quân quý IV giảm 1,78% so cùng quý năm trước; tính chung cả năm 2021 giảm 1,44%.

c. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của sản xuất:

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV giảm 1,73% so với cùng kỳ năm trước (chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp giảm 2,13%; hàng lâm nghiệp tăng 1,92%; hàng thủy sản tăng 1,12%). 

Chỉ số giá nhóm nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV tăng 1,15% so quý trước, tăng 10,93% so cùng kỳ năm trước và tăng 14,45% so với kỳ gốc năm 2014. Chỉ số giá nhóm nguyên nhiên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,46% so với quý trước; tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nhóm nguyên nhiên vật liệu chủ yếu dùng cho xây dựng tăng 2,95% so với quý trước; tăng 18,94% so với cùng kỳ năm trước. 

Chỉ số giá nhóm nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 tăng 6,95%. Chỉ số giá nhóm nguyên nhiên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,05% so với năm trước. Chỉ số giá nhóm nguyên nhiên vật liệu chủ yếu dùng cho xây dựng tăng 11,92% so với  năm trước.

4. Đầu tư, xây dựng

a. Vốn đầu tư

* Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước

Các dự án, công trình chuyển tiếp thuộc vốn đầu tư của Nhà nước được nhà thầu thực hiện trên cơ sở có kế hoạch phân bổ nguồn vốn; trong kỳ báo cáo nổi bật là việc đẩy nhanh tiến độ và giải ngân thanh toán vốn kịp thời tại các dự án trọng điểm.

Dự tính vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 12 đạt 613,93 tỷ đồng, tăng 54,55% so với tháng trước, tăng 40,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 518,4 tỷ đồng, tăng 66,54% so với tháng trước; tăng 94,02% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV đạt 1.323,59 tỷ đồng, tăng 162,86% so với quý trước, tăng 21,52% so với quý cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021 đạt 3.020,89 tỷ đồng, tăng 11,41% so năm trước, đạt 95,45% kế hoạch.

Biểu 02: Kết quả vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước tháng 12, quý IV và năm 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

 

Ước tính

tháng 12

năm

2021

Ước tính

quý IV

năm

2021

Ước tính

Năm

2021

So cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 12

năm 2021

Quý IV

năm 2021

Năm

2021

Tổng số

613,93

1.323,59

3.020,89

140,44

121,52

111,41

Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

518,40

1.074,69

2.219,44

194,02

170,83

135,43

Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện

80,44

210,98

697,67

70,15

63,00

80,15

Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã

15,09

37,92

103,78

27,29

30,28

51,30

* Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Quý IV/2021, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thích ứng an toàn, linh hoạt thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa ổn định phát triển sản xuất. Nhờ đó, góp phần đưa dòng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng, tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước tăng trưởng khá. Nhiều dự án trọng điểm được tập trung bố trí nguồn lực đầu tư để thực hiện hoàn thành. Hoạt động đầu tư xây dựng của khu vực dân cư, doanh nghiệp, nhà đầu tư (các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước) tăng mạnh. 

Ước tính vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 12 đạt 2.423,23 tỷ đồng, tăng 24,86% so với tháng trước, tăng 40,23% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 1.054,08 tỷ đồng, tăng 32,59% so với tháng trước, tăng 26,86% so với tháng cùng kỳ năm trước (vốn Trung ương quản lý đạt 353,14 tỷ đồng, tăng 11,36% so với tháng trước, tăng 14,94% so với tháng cùng kỳ năm trước); vốn ngoài Nhà nước đạt 1.369,15 tỷ đồng, tăng 19,49% so với tháng trước, tăng 52,61% so với cùng kỳ năm trước. 

Ước tính quý IV vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt 5.582,99 tỷ đồng tăng 66,63% so quý III năm 2021, tăng 30,69% so cùng kỳ năm trước;  tính chung cả năm 2021 đạt 14.494,22 tỷ đồng tăng 13,57 so với năm 2020.

Biểu 03: Kết quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý IV và năm 2021

                                                                                                       Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

 

Ước tính

Quý IV năm 2021

Ước tính

năm 2021

So với cùng kỳ năm trước (%)

Quý IV

năm 2021

Ước tính

năm 2021

Tổng số

5.582,99

14.694,22

130,69

113,57

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước

1.978,60

5.174,52

135,10

124,16

Vốn trái phiếu Chính phủ

153,68

451,01

100,68

108,75

Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN

 

 

 

 

Vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước)

230,31

826,57

100,68

94,59

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có)

28,84

67,27

124,69

84,10

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

3.026,31

7.711,35

136,42

111,03

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 

 

 

 

Vốn huy động khác

165,25

463,51

83,22

101,56

b. Hoạt động xây dựng

Kết quả hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021 tập trung chủ yếu ở các công trình nhà ở trong dân, công trình bệnh viện, trường học và trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, công trình đường giao thông, thủy lợi. Đặc biệt các công trình dự án trọng điểm, quan trọng của tỉnh như: Dự án Đường 60m, Hạ tầng khung, Dự án GPMB, xây dựng các điểm tái định cư thực hiện dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên Phủ... được quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Kết quả ngành xây dựng năm 2021 đạt cao so với những năm gần đây. Giá trị tăng thêm theo giá so sánh của ngành xây dựng trong năm ước đạt 1.866,49 tỷ đồng, tăng 11,23% so với cùng kỳ năm trước, đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực II nên có sự ảnh hưởng nhiều nhất tới sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng.

Ước tính giá trị sản sản xuất xây dựng theo giá hiện hành quý IV đạt 3.862,49 tỷ đồng, tăng 22,66% so cùng kỳ năm 2020. Tính chung cả năm 2021 đạt 9.127,7 tỷ đồng tăng 16,58% so với năm 2020.

Biểu 04: Kết quả hoạt động xây dựng quý IV, năm 2021 (giá hiện hành)

                                                                                                  Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

 

Ước tính

Quý IV năm 2021

Ước tính

năm 2021

So với cùng kỳ năm trước (%)

Quý IV

năm 2021

Ước tính

năm 2021

Tổng số

3.862,49

9.127,70

122,66

116,58

Giá trị sản xuất chia theo loại hình sở hữu

 

 

 

 

DN Nhà nước

 

 

 

 

DN ngoài Nhà nước

1.864,86

4.756,28

113,19

111,55

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

Loại hình khác

1.997,63

4.371,42

133,06

122,59

Xã, phường

4,51

12,21

102,90

132,74

Hộ dân cư

1.993,12

4.359,21

133,15

122,56

Giá trị sản xuất chia theo loại công trình

 

 

 

 

Công trình nhà ở

1.830,10

4.157,89

129,68

125,05

Công trình nhà không để ở

495,72

1.304,04

88,04

97,20

Công trình kỹ thuật dân dụng

1.381,35

3.232,04

128,61

113,13

Xây dựng chuyên dụng

155,32

433,74

154,52

141,73

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

a. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong năm 2021 có 120 doanh nghiệp thành lập mới. Dự ước tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới 2.376 tỷ đồng, sử dụng khoảng 1.030 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, thương mại và tư vấn giám sát xây dựng. Dự ước số doanh nghiệp đăng ký mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 90 doanh nghiệp, chiếm khoảng 75% số doanh nghiệp thành lập mới. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 13 doanh nghiệp; 56 doanh nghiệp giải thể, phá sản.

b. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý IV, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng kinh doanh tốt lên so với quý trước là 47,83% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra; 52,17% giữ nguyên; không có doanh nghiệp khó khăn hơn; do vậy, chỉ số cân bằng toàn ngành chế biến đạt mức 47,83%. Nguyên nhân chính để các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh chế biến, chế tạo tốt hơn là do quý IV điều kiện thời tiết thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp lớn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biến phát triển, nhất là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, là ngành chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh. Dự ước quý I năm 2022, có 34,78% doanh nghiệp có xu hướng tốt lên; 65,22% doanh nghiệp giữ nguyên; không có doanh nghiệp trả lời khó khăn hơn, chỉ số cân bằng là 34,78%; điểm sáng trong dự báo xu hướng đối với một số ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm dự báo tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên, ngành sản xuất xi măng giữ nguyên, duy trì hoạt động sản xuất ổn định.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp       

* Trồng trọt

- Cây hàng năm: Theo báo cáo sơ bộ, cả năm toàn tỉnh gieo trồng được 99.820,17 ha, tăng 1,66% so với thực hiện năm trước, trong đó: 

Cây lúa trồng được 53.809,80 ha, tăng 2,71% so với thực hiện năm trước, vượt 2,79% kế hoạch; năng suất sơ bộ 37,08 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm thu được 199.507,44 tấn, tăng 4,58%, vượt 5,66% kế hoạch. 

Cây ngô trồng được 27.196,32 ha, giảm 2,50% so với thực hiện năm trước, đạt 94,76% kế hoạch; diện tích ngô giảm chủ yếu ở vụ xuân và vụ mùa; năng suất ngô sơ bộ cả năm đạt 28,27 tạ/ha; sản lượng đạt 76.884,43 tấn, giảm 0,58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,42% kế hoạch. 

Cây lấy củ có chất bột, diện tích trồng được 10.574,17 ha, trong đó: cây sắn  trồng được 8.856,09 ha, tăng 7,33%; sản lượng thu được 91.611,53 tấn, tăng 16,46%. Cây dong giềng trồng được 1.034,62 ha, tăng 11,79%; sản lượng thu được 8.777,72 tấn, tăng 12,13%. 

Cây có hạt chứa dầu trồng được 2.510,81 ha, trong đó: cây đỗ tương trồng được 1.318,10 ha, giảm 7,48%; sản lượng sơ bộ thu được 1.678,24 tấn, giảm 8,04%. Diện tích đậu tương tiếp tục giảm chủ yếu ở vụ mùa do thời tiết nắng nóng kéo dài, đất khô; không được hỗ trợ về giống, năng suất không cao, giá bán thấp, sản phẩm khó bảo quản nên bà con bỏ trồng trong vụ. Cây lạc trồng được 1.192,71 ha, giảm 1,95%; sản lượng sơ bộ thu được 1.456,18 tấn, giảm 0,28%. Diện tích lạc giảm chủ yếu ở vụ mùa, do bà con bỏ trồng trong vụ.

Cây rau, đậu và các loại hoa gieo trồng được 4.953,02 ha, trong đó: rau các loại trồng được 4.435,41 ha, tăng 5,37%; sản lượng thu được 82.174,28 tấn, tăng 6,06%. Đậu các loại trồng được 489,68 ha, giảm 7,18%; sản lượng thu được 637,35 tấn, giảm 8,06%. Diện tích đậu các loại giảm ở cả 2 vụ, nhưng chủ yếu ở vụ xuân, do bà con chuyển sang trồng rau có hiệu quả kinh tế hơn.

Tình hình sản xuất cây hàng năm năm 2021 qua các chỉ tiêu tổng hợp, so sánh với kết quả sản xuất năm 2020 cho thấy; mặc dù chịu tác động của nhiều loại dịch bệnh trên cây trồng, thời tiết có lúc không thuận; tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành; bên cạnh đó, là sự nỗ lực, phấn đấu của bà con nông dân trong sản xuất nên đã đạt được những kết quả nhất định, cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ năm trước; nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra; góp phần ổn định kinh tế của tỉnh trong bối cảnh các ngành thương mại, dịch vụ; vận tải… và một số ngành khác do tác động của covid-19 gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. 

- Cây lâu năm: 

Theo báo cáo sơ bộ, toàn tỉnh hiện có 15.556,78 ha cây lâu năm, tăng 3,03% so với cùng kỳ năm trước (diện tích trồng mới được 1.435,68 ha, tăng 17,47%). Trong đó: 

Cây ăn quả diện tích hiện có 7.001,82 ha (chiếm 45,01% diện tích cây lâu năm), tăng 22,20% so với chính thức năm trước. Kết quả sản xuất một số loại cây ăn quả đạt được như sau: cây xoài diện tích hiện có 739,63 ha, tăng 10,51%; sản lượng thu được 1.318,06 tấn, tăng 15,59%. Cây nhãn diện tích hiện có 364,09 ha, tăng 4,55%; năng suất thu hoạch sơ bộ đạt 62,23 tạ/ha, tăng 1,16%; sản lượng sơ bộ thu được 1.685,21 tấn, tăng 1,62%. Cây Mắc ca diện tích hiện có 3.699,59 ha (chiếm 52,84%), tăng 38,02%; sản lượng sơ bộ thu được 127,67 tấn, tăng 2,80%.

Cây cao su diện tích hiện có 5.020,97 ha, giảm 0,08% so với chính thức năm trước, nguyên nhân do Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé thanh lý 4,14 ha cao su. Năm 2021 khai thác 3.403,47 ha cao su, tăng 26,85%; năng suất sơ bộ đạt 12,49 tạ/ha, tăng 2,46%; sản lượng thu hoạch đạt 4.251,40 tấn, tăng 29,93%.

Cây cà phê diện tích hiện có 2.476,40 ha, giảm 25,42%; năng suất thu hoạch đạt 17,86 tạ/ha, tăng gấp 2,11%; thời tiết trong năm 2021 thuận lợi tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển; sản lượng thu hoạch sơ bộ đạt 4.319,99 tấn, giảm 54,08%. 

Cây chè búp diện tích hiện có 611,09 ha, không thay đổi so với chính thức năm trước, năng suất sơ bộ đạt 2,69 tạ/ha, tăng 16,96%; sản lượng sơ bộ đạt 110,22 tạ/ha, tăng 62,04%.

- Tình hình sâu bệnh: ngay từ đầu năm các ngành chức năng đã chủ động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực để phòng trừ sâu, bệnh hại lúa và các loại cây trồng khác nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Tuy nhiên, do thời tiết mưa, nắng thất thường nên tình hình sâu, bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng các loại cây trồng gây thiệt hại cho bà con nông dân. 

* Chăn nuôi 

Nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Đàn bò vẫn luôn được trú trọng phát triển, các chính sách ưu tiên hỗ trợ về giống và đầu tư chuồng trại vẫn luôn được quan tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất; tuy nhiên, chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tái phát, lây lan nhanh tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh.

Dự ước đến 31/12/2021 số lượng đầu con gia súc, gia cầm năm 2021 và so với cùng kỳ năm trước như sau: đàn trâu 133.635 con, giảm 1,72%, đạt 96,67% kế hoạch. Đàn bò 94.266 con, tăng 14,44%, vượt 12,23% kế hoạch. Đàn lợn 303.357 con, giảm 2,40%, đạt 92,95% kế hoạch. Đàn gia cầm 4.602,03 nghìn con, tăng 2,72%, đạt 97,87 kế hoạch (đàn gà 3.516,54 nghìn con, tăng 2,67%).

Biểu 05: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 12, quý IV, năm 2021

 

Tháng 12

Quý IV

Năm 2021

Sản lượng (tấn)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Sản lượng (tấn)

So với quý III (%)

Sản lượng (tấn)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Trâu

201,91

107,61

642,77

106,12

2.643,25

103,56

165,71

103,61

480,12

99,12

2.080,86

102,69

Lợn

1067,34

99,94

3.206,63

105,23

12.415,22

101,04

Gia cầm

442,07

104,51

1.184,82

108,83

4.648,81

104,08

 Trong đó: Gà

275,61

106,6

824,95

105,46

3211,8

104,28

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên, tính từ đầu năm đến nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tái phát 7/10 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 5.008 con (245,78 tấn); số lợn tiêu hủy trong tháng là 323 con. Theo nhận định của cơ quan chức năng, do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ nên khó áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; giá thịt lợn hơi, lợn giống tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao, nên khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo ngay cho cơ quan chức năng mà tự ý điều trị, thậm chí bán ra thị trường để tránh thiệt hại; việc nuôi tái đàn, tăng đàn và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn làm gia tăng việc vận chuyển, giết mổ lợn trong khi bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu; virut có sức đề kháng cao trong môi trường, lợn khỏi bệnh có khả năng mang virut trong thời gian dài.

Nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển. Chăn nuôi lợn mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nhưng đã được kiểm soát, khống chế không lây lan ra diện rộng nên bà con đã bắt đầu quay trở lại tái đàn; giá các sản phẩm chăn nuôi ổn định, đặc biệt giá thịt lợn hơi trong những tháng cuối năm vẫn ở mức cao, tạo điều kiện bà con yên tâm sản suất. 

b. Sản xuất lâm nghiệp

* Trồng rừng và chăm sóc rừng: theo báo cáo sơ bộ đến nay toàn tỉnh trồng mới được 1.211,46 ha rừng tập trung, tăng 1.017,49 ha so với thực hiện năm trước. Trong đó: rừng sản xuất trồng được 948,70 ha (rừng thân gỗ), tăng 863,60 ha so với chính thức năm trước; rừng phòng hộ trồng được 262,76 ha (rừng thân gỗ), tăng 153,89 ha. Công tác trồng cây phân tán đang được triển khai, đến thời điểm báo cáo toàn tỉnh triển khai trồng 51.083 cây.

* Bảo vệ rừng: Được quan tâm thường xuyên ngay từ đầu năm các ngành chức năng đã tăng cường tham mưu cho chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 401.579,0 ha, tăng 42,39% so với thực hiện năm trước. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 319 vụ vi phạm về quy định quản lý bảo vệ rừng, trong đó: Cháy rừng 01 vụ, với diện tích bị cháy 0,08 ha nguyên nhân do người dân đốt rừng làm nương rẫy (vụ cháy rừng xảy ra tại huyện Nậm Pồ). Phá rừng trái phép 160 vụ tăng 34 vụ, diện tích bị chặt phá 26,98 ha, tăng 2,37 ha, nguyên nhân do bà con phá rừng làm nương rẫy; khai thác rừng trái phép 51 vụ; mua bán, vận chuyển, cất giữ, … lâm sản trái phép 107 vụ. Cơ quan chức năng thu giữ 164,86 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp trong năm là 1,82 tỷ đồng. 

Biểu 06: Khai thác lâm sản tháng 12, quý IV và năm 2021

Tháng 12

Quý IV

Năm 2021

Tháng 12 so với cùng kỳ (%)

Quý IV so với cùng kỳ (%)

Năm 2021 so với cùng kỳ (%)

1115

3.301

12.805

93,46

93,38

94,25

63402

189.267

782.174

97,68

97,65

97,71

c. Thủy sản

Toàn tỉnh hiện có 2.716,12 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản, tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hình thức tỉa thưa, thả bù, thu hoạch quanh năm trên cùng một diện tích (nuôi cá 2.714,67 ha, tăng 3,28%). Mô hình nuôi cá lồng trên các hồ chứa nước vẫn được quan tâm đầu tư mở rộng, tổng số lồng bè nuôi trồng thủy sản trong tháng 255 lồng với thể tích  36.392 m3 (huyện Điện Biên 88 lồng, Tủa Chùa 59 lồng, Mường Chà 3 lồng, thành phố Điện Biên Phủ 101 lồng, thị xã Mường Lay 4 lồng). Mô hình nuôi cá bể bồn tại huyện Tuần Giáo vẫn được duy trì phát triển tốt với 15.000 m3 bể nuôi cá tầm, cá hồi (cá hồi 6.000 m3; cá tầm 9.000 m3). Các cơ sở nuôi trồng thường xuyên kiểm tra mực nước và môi trường nuôi đảm bảo cho thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt, trong tháng không xảy ra dịch, bệnh lớn.

  Biểu 07: Dự ước sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác tháng 12,       

quý IV và năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

 

Sản lượng (Tấn)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 12

Quý IV

Năm 2021

Tháng 12

Quý IV

Năm 2021

Tổng số

356,17

1.101,93

4.215,69

117,01

115,38

109,76

Thủy sản nuôi trồng

331,07

1.029,89

3.942,72

118,53

117,51

110,26

Thủy sản khai thác

25,1

72,04

272,97

100,12

98,29

103,02

7. Sản xuất công nghiệp 

Trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, lợi thế của công nghiệp tỉnh Điện Biên là giá trị sản xuất công nghiệp khu vực cá thể chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) giá trị toàn ngành, do tính chất đặc thù sản xuất của khu vực này nhỏ, lẻ, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ nên mức độ ảnh hưởng của dịch không lớn, trong năm đã có thêm 03 nhà máy thủy điện hoàn thành xây dựng đưa vào vận hành khai thác (Long Tạo, Nậm Pay, Huổi Vang) với tổng công suất tăng thêm là 62,5 MW,... Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 10,82% so với năm 2020, trong đó sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng tăng 23,68%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp trong tỉnh.

Tháng 12, thời tiết hanh khô tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo hoạt động ngoài trời; tuy nhiên, đối với ngành sản xuất thủy điện gặp khó khăn do nguồn nước ở các hồ chứa đã bị cạn dần. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 12 ước tính giảm 4,84% so với tháng trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 5,27%; ngành chế biến, chế tạo tăng 4,53%; sản xuất và phân phối điện giảm 29,49%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 4,75%.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý IV dự tính giảm 5,88% so với quý trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 58,76%; ngành chế biến, chế tạo tăng 27,88%; sản xuất và phân phối điện giảm 42,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 11,38%. Mức tăng chủ yếu của ngành khai khoáng tập trung ở sản phẩm đá xây dựng và quặng chì; ngành chế biến, chế tạo tập trung ở các ngành: sản xuất xi măng, gạch xây dựng các loại; sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị); sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ; đây là những sản phẩm làm nguyên, vật liệu đầu vào cho hoạt động xây dựng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội trong những tháng cuối năm. 

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng 8,32% so với năm 2020. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 4,46%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,46%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 21,57%; ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,05%. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2021 tăng cao so với năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: Sản xuất và phân phối điện tăng 21,57%; sản xuất đồ uống tăng 11,64%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 8,52%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 8,19%; khai khoáng khác tăng 7,82%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,43%; sửa chữa bảo dưỡng lắp đặt máy móc thiết bị tăng 7,1%; sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất tăng 6,31%; bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2021 giảm so với năm trước: Khai thác than cứng và than non giảm 69,08%; khai thác quặng kim loại giảm 25,73%; sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác giảm 9,4%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan đến da giảm 1,73%.

 

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2021: xi măng 276.765 tấn, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 83,87% kế hoạch; điện sản xuất đạt 475,43 triệu Kwh, tăng 20,67%, đạt 125,11% kế hoạch; đá xây dựng đạt 936.430m3, tăng 8,77% so với năm trước, vượt 17,05% kế hoạch; nước máy sản xuất đạt 9,53 triệu m3, tăng 3,03%, vượt 5,89% kế hoạch; dịch vụ thu gom rác thải tăng 7,50%, đạt 79,49% kế hoạch.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 năm 2021 ước tăng 4,28% so với tháng trước. Trong đó, mức tăng cao tập trung ở các ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 13,59%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 10,25%; sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, xi măng; đặc biệt là ngành sản xuất xi măng đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành chế biến với mức tăng 3,53%. Tính chung cả năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 12,21% so với năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm sâu: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 36,13%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 13,14%; sản xuất gường tủ bàn ghế giảm 2,07%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 5,54%; in sao chép bản ghi các loại tăng 0,04%.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 12 ước tăng 1,03% so với tháng trước, tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước (khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định so với tháng trước, giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,74% so với tháng trước, tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước). Tính chung cả năm 2021 chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,39% so với cùng kỳ năm trước (khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,73%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,86%).

8. Bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và vận tải

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước tính đạt 1.556,18 tỷ đồng, tăng 4,08% so với tháng trước, tăng 20,68% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính đạt 4.520,48 tỷ đồng, tăng 8,9% so với quý trước, tăng 19,79% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.251,75 tỷ đồng, tăng 9,46% so với quý trước, tăng 20,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 16.097,64 tỷ đồng, tăng 14,34% so năm 2020.

Biểu 08: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12, quý IV và năm 2021

 

     

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Ước tính tháng 12 năm 2021

Ước tính quý IV năm 2021

Ước tính năm 2021

So cùng kỳ năm trước (%)

Ước tính tháng 12 năm 2021

Ước tính quý IV năm 2021

Ước tính năm 2021

TỔNG SỐ

1.464,04

4.251,75

15.108,09

121,26

120,26

114,6

Lương thực, thực phẩm

435,88

1.265,69

4.510,44

122,2

120,48

115,42

Hàng may mặc

62,66

182,26

655,9

116,11

116,43

112,26

Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình

148,04

429,05

1.540,82

119,19

117,85

114,86

Vật phẩm văn hóa, giáo dục

18,7

54,83

198,68

112,93

113,22

112,86

Gỗ và vật liệu xây dựng

432,11

1.257,94

4.331,08

124,88

123,83

115,61

Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi)

4,1

12,08

45,77

110,9

110,46

101,92

Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng)

82,76

241,84

894,38

116,81

116,87

109,84

Xăng, dầu các loại

179,61

516,53

1.867,28

120,11

119,53

116

Nhiên liệu khác (Trừ xăng, dầu)

11,54

33,07

118,14

121,99

120,48

116,6

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

14,23

41,46

152,29

113,04

113,5

113,1

Hàng hóa khác

29,36

85,58

310,98

117,15

117,86

111,99

Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

45,05

131,43

482,32

116,26

115,75

108,56

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12 ước đạt 48,66 tỷ đồng, tăng  3,65% so tháng trước, tăng 9,27 so cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý IV đạt 142,08 tỷ đồng, tăng 11,57% so quý trước, tăng 9,77% so cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 536,27 tỷ đồng, tăng 8,94% so với năm 2020. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 42,05 tỷ đồng, giảm 14,27% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 494,22 tỷ đồng, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh thu du lịch lữ hành năm 2021 ước đạt 0,98 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2020.

Doanh thu dịch vụ khác năm 2021 ước đạt 452,3 tỷ đồng, tăng 12,66% so với năm 2020.

b. Hoạt động vận tải 

Cuối năm được coi là thời điểm “vàng” của hoạt động vận tải. Đặc biệt, sau khi nhận đất ở nhà nước cấp tái định cư ở các điểm TĐC, các hộ dân đã khẩn trương xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống, khối lượng vận chuyển vật liệu xây dựng lớn nên đã huy động hết các phương tiện vận tải hiện có trên địa bàn tham gia, đây là yếu tố tác động mạnh đến doanh thu hoạt động vận tải hàng hoá. Mặt khác, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể đang đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, kích cầu giao thương buôn bán, dự trữ hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu của người dân vào dịp tết  đã tác động tích cực đến hoạt động vận tải như sau: Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 12 đạt 118,99 tỷ đồng, tăng 20,13% so với tháng trước, tăng 20,13% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách đạt 6,74 tỷ đồng, tăng 19,18% so với tháng trước, giảm 58,06% so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đạt 111,79 tỷ đồng, tăng 20,21% so với tháng trước, tăng 33,81% so cùng kỳ năm trước. Kết quả hoạt động vận tải quý IV, năm 2021 đạt được thể hiện biểu sau:

Biểu 09: Kết quả hoạt động vận tải tháng 12, quý IV và năm 2021

 

 

 

Ước tính tháng 12 năm 2021

Ước tính quý IV năm 2021

Ước tính năm 2021

So cùng kỳ năm trước (%)

Ước tính tháng 12 năm 2021

Ước tính quý IV năm 2021

Ước tính năm 2021

I. DOANH THU (Tỷ đồng)

118,99

302,74

980,86

120,13

116,03

109,00

Vận tải hành khách

6,74

17,12

148,05

41,94

37,83

75,99

Vận tải hàng hóa

111,8

284,41

827,88

133,81

132,7

118,33

Dịch vụ hỗ trợ vận tải

0,46

1,21

4,93

140,24

125,45

90,82

II.KHỐI LƯỢNG

 

 

 

 

 

 

1. Hành khách

 

 

 

 

 

 

    Vận chuyển (Nghìn HK)

57,97

149,85

1.169,02

41,77

37,67

74,13

    Luân chuyển (triệu HK.km)

8,93

22,55

204,38

41,59

37,12

76,18

2. Hàng hoá

 

 

 

 

 

 

    Vận chuyển (Nghìn tấn)

626,49

1.601,80

4.651,67

132,3

131,67

117,65

    Luân chuyển (triệu tấn.km)

28,95

73,79

212,71

134,41

133,54

118,43

*Vận tải hàng không: 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vận tải hàng không đã gặp không ít khó khăn, để có nguồn thu nhằm duy trì sự tồn tại bằng cách tích cực tham gia vận chuyển hành khách cùng với vận chuyển hàng hóa. Từ tháng 10/2021 các hãng hàng không được phép hoạt động trở lại, với tần suất 2 chuyến trên ngày Điện Biên – Hà Nội,  từ đầu tháng 12/2021 mở thêm chuyến bay Điện Biên – Hồ Chí Minh vào thứ 2, thứ 4, thứ 6, thứ 7 và chủ nhật (hãng Bamboo Ariways, hãng hàng không Vietnam Airlines). Cụ thể như sau: doanh thu dịch vụ của cảng hàng không Điện Biên ước quý IV năm 2021 đạt 1,05 tỷ đồng, tăng 5,2 lần so với thực hiện quý III, giảm 27,29% so cùng kỳ năm trước; ước năm 2021 đạt 2,53 tỷ đồng, giảm 22,51% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua Cảng hàng không dự tính quý IV đạt 11.706 hành khách (chiều đi là 6.051 hành khách, chiều đến là 5.655 hành khách), so với quý trước số lượt khách tăng 492,41% (chiều khách đi tăng 513,69%; chiều khách đến tăng 471,21%), so với cùng kỳ năm trước số lượt khách giảm 30,72% (chiều khách đi giảm 28,92%; chiều khách đến giảm 32,55%). Tính chung cả năm 2021 đạt 30.569 hành khách (chiều đi là 15.309 hành khách, chiều đến là 15.260 hành khách), so với cùng kỳ năm trước số lượt khách giảm 22,91% (chiều đi giảm 22,12%, chiều đến giảm 23,68%).

c. Bưu chính viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục đà tăng trưởng; cơ sở hạ tầng được mở rộng; chất lượng dịch vụ có nhiều đổi mới, đa dạng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường: Tổng số điểm phục vụ bưu chính đạt 169 điểm, tăng 8,3% so với năm 2020, vượt 5% kế hoạch; mạng vận chuyển bưu chính gồm 96 tuyến; 100% xã có điểm phục vụ bưu chính đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới, có 129/129 xã, phường, thị trấn được phủ sóng thông tin di động 3G và 4G. 

Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ước năm 2021 đạt 816,72 tỷ đồng, tăng 13,68% so với cùng kỳ năm trước, vượt 8,17% kế hoạch (bưu chính, chuyển phát đạt 164,99 tỷ đồng, tăng 6,47%, đạt 99,99% kế hoạch; viễn thông, internet năm 2021 đạt 651,73 tỷ đồng, tăng 15,66%, vượt 10,46% kế hoạch). 

Số thuê bao điện thoại ước năm 2021 đạt 537.010 thuê bao, tăng 32,13% so với cùng kỳ năm trước (thuê bao cố định đạt 6.931 thuê bao, giảm 3,16%; thuê bao di động đạt 530.079 thuê bao, tăng 32,76%). Số thuê bao internet ước năm 2021 đạt 50.488 thuê bao, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 14,26%.

II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

a. Dân số, thất nghiệp, lao động, việc làm, đào tạo nghề

Dân số trung bình tỉnh Điện Biên năm 2021 ước tính 625.089 người, tăng  1,89% so với năm 2020; trong đó: nữ 307.734 người, chiếm 49,23%; nam 317.355 người, chiếm 50,77%; dân số thành thị 94.997 người, chiếm 15,19%; dân số nông thôn 530.092 người, chiếm 84,81%. Ước năm 2021 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 14,11‰, tỷ lệ sinh 20,91‰, tỷ lệ chết 6,8‰, tỷ lệ tăng dân số chung 1,89% và mức giảm tỷ lệ sinh 0,6‰. 

Ước năm 2021 toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 9.036 lao động, vượt 2,68% kế hoạch, giảm 4,24% so với năm 2020 (nguyên nhân do tác động của dịch covid -19 người lao động bị ngưng việc và nghỉ việc). 

Ước thực hiện năm 2021 toàn tỉnh tuyển mới đào tạo nghề nghiệp cho 8.185 người, vượt 1,05% kế hoạch, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cao đẳng 126 người, trung cấp 374 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 7.685 người (có 4.825 người được hỗ trợ kinh phí đào tạo).

b. Đời sống dân cư

* Đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động: tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021 nhìn chung vẫn giữ được ổn định. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cùng kỳ năm trước phần thu nhập có phần tăng nhẹ mặc dù chịu ảnh hưởng tác động lớn bởi dịch Covid-19. Khối cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động, trợ giúp thăm hỏi lúc khó khăn được duy trì thường xuyên. Năm 2021, thu nhập người lao động trong khu vực Nhà nước là 7.950 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6.755 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.660 ngàn đồng/người/tháng. 

* Đời sống dân cư nông thôn: đời sống dân cư khu vực nông thôn được cải thiện nhưng còn thiếu bền vững, đặc biệt là đối với bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp, các hộ dân vùng tái định cư còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, đất sản xuất. Mặt khác, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan ra diện rộng. Xong được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng với các địa phương, cùng với việc được hưởng lợi từ các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Nhà nước và tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp nông dân trong tỉnh phát triển sản xuất và đạt được những kết quả khá, đó là: Sản lượng lương thực sản xuất được ổn định, có một phần sản lượng được bán ra thị trường ngoài tỉnh; các loại sản phẩm khác từ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,... đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh; đời sống của nông dân tương đối được ổn định và từng bước được cải thiện. 

* Tình trạng thiếu đói trong dân cư: trong tháng, trong quý không phát sinh tình trạng thiếu đói trong dân cư. Lũy kế từ ngày 15/12/2020 đến ngày 15/12/2021, trên địa bàn toàn tỉnh có 11.306 hộ thiếu đói với 51.829 khẩu thiếu đói, xảy ra tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố. Tỷ lệ hộ thiếu đói so với tổng số hộ là 8,3%; tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói so với tổng số nhân khẩu là 8,37%, thiếu đói tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào các cây trồng trên nương, rẫy; việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, chưa tận dụng được hết diện tích gieo trồng, nhất là hệ thống thủy lợi chậm phát triển, cùng với đó điều kiện thời tiết khắc nghiệt hạn hán, thiên tai, v.v… 

2. Công tác an sinh xã hội

* Thực hiện chính sách ưu đãi người có công: 

Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị trong tỉnh đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình chăm sóc người có công. 

Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; đẩy mạnh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, uống nước nhớ nguồn. Trong năm 2021, tổ chức thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, của tỉnh cho gia đình người có công trên địa bàn, trong đó: Nhân dịp tết Nguyên đán 2.823 suất quà Tết với kinh phí 1.026,3 triệu đồng; kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 4.961 suất quà với kinh phí 1.601,25 triệu đồng.

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách, người có công trong năm 2021 đã thực hiện được (theo nguồn hỗ trợ của tỉnh và huyện) đã xây dựng, sửa chữa và bàn giao cho 273 nhà tình nghĩa trị giá 7.820 triệu đồng; 1.047 nhà tình thương trị giá 51.940 triệu đồng, 483 nhà đại đoàn kết trị giá 20.841 triệu đồng; trao tặng 10 sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu đồng.

* Thực hiện chính sách an sinh xã hội:

Sở Lao động và TBXH tỉnh phối kết hợp với các ngành đã kịp thời quan tâm thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách, các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, một số đơn vị trực Tết nhân dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tặng quà cho 49.729 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo trên địa bàn tỉnh trị giá 18.296,4 triệu đồng (người có công là 1.316 triệu đồng; nghèo và cận nghèo 8.792 triệu đồng; bảo trợ xã hội là 255 triệu đồng, còn lại là các đối tượng bảo trợ khác). 

Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế tính đến ngày 15 tháng 12 đã phát miễn phí cho 454.175 thẻ, trong đó: cho đối tượng là Trẻ em dưới 6 tuổi là 77.413 thẻ;  bảo trợ xã hội và cự chiến binh là 11.987 thẻ; người nghèo là 178.919 thẻ; cận nghèo là 5.298 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn là 180.558 thẻ.

* Kết quả thực hiện một số chương trình của Chính phủ và tỷ lệ hộ nghèo: 

Ước năm 2021 số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 36.374 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 26,76%, giảm 3,21% so với năm 2020 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 (tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện 30a 43,14% năm 2020, giảm xuống còn 38,64% năm 2021). Tính theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 sơ bộ số hộ nghèo năm 2021 là 47.905 hộ, chiếm 35,38% (tại các huyện nghèo 50,72%).

3. Tình hình trường lớp, học sinh, giáo viên đầu năm học 2021-2022

Toàn tỉnh hiện có 463 trường mầm non và phổ thông (168 trường mầm non, 295 trường phổ thông) với 7.342 nhóm, lớp; 203.766 học sinh mầm non và phổ thông, tăng 48 nhóm, lớp và tăng 3.127 học sinh so với thực hiện năm 2020, vượt 1,2% kế hoạch. Trong đó: 

Giáo dục mầm non: 168 trường, 2.480 lớp giảm 04 lớp so với năm trước; 59.230 trẻ, vượt 0,61% kế hoạch. Tỷ lệ huy động trẻ 3 tháng đến dưới 36 tháng tuổi đến nhà trẻ đạt 45,2%; số trẻ 3-5 tuổi học mẫu giáo đạt 99,6%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%. 

Giáo dục tiểu học: 140 trường, 2.928 lớp, tăng 41 lớp so với năm trước; 75.750 học sinh, tăng 2.145 học sinh so với năm trước. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; trẻ 6-10 tuổi đi học tiểu học đạt 99,9%.

- Giáo dục THCS: 96 trường, 1.417 lớp, tăng 18 lớp so với năm trước; 48.679 học sinh, tăng 1.152 học sinh so với năm trước và đạt 99,44% kế hoạch. Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 97,6%; trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 97%.

- Giáo dục THPT: 29 trường; 517 lớp; 20.107 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 15 tuổi học THPT đạt 72,8%; trẻ 15-18 tuổi học THPT và tương đương đạt 68%.

Trên địa bàn tỉnh có 04 trường (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng nghề). Trong đó, năm 2021 cao đẳng Sư phạm tuyển sinh vượt 0,8% kế hoạch, Trường cao đẳng Y tế đạt 100% kế hoạch, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật Điện Biên chỉ đạt 78,2% kế hoạch; số lượng tuyển mới chính quy của 03 trường là 782/875 người đạt 89,4% kế hoạch (gồm hệ cao đẳng 368/505 sinh viên, đạt 72,9% kế hoạch; hệ trung cấp 414/370, vượt 11,9 kế hoạch); đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp vừa làm vừa học 220 người, đạt 100% kế hoạch; bồi dưỡng các hệ 1.806 người vượt 22,9% kế hoạch; đào tạo nghề  8.185 người, đạt 97,4% kế hoạch (trong đó riêng sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 7.685 người); liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ và đại học là 619 người, giảm so với cùng kỳ năm trước.

4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

4.1. Tình hình dịch bệnh Covid-19: 

Tính từ ngày 01/11 đến 19h ngày 22/12/2021, tỉnh Điện Biên ghi nhận 483 bệnh nhân mắc COVID-19 (huyện Điện Biên 250, Tủa Chùa 04; Mường Nhé 56; Nậm Pồ 04; thành phố Điện Biên Phủ 99; Mường Chà 25; Điện Biên Đông 12; Mường Ảng 03; huyện Tuần Giáo 04; bệnh nhân nhập cảnh từ CHDCND Lào 26). Tổng số ca mắc SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 05/02/2021 đến 19h ngày 22/12/2021 là 555 bệnh nhân (điều trị khỏi và xuất viện 484 bệnh nhân; đang điều trị 71 bệnh nhân).

Tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau: tính đến 22/12/2021, đã triển khai tiêm được 701.687 mũi, trong đó: người trên 18 tuổi: 618.008 mũi (mũi 1: 326.378, đạt 97,6%; mũi 2: 291.630, đạt 87,2%); trẻ em nhóm 12-14 tuổi: 34.452 mũi (mũi 1: 34.400, đạt 71,6%; mũi 2: 52); trẻ em nhóm 15 đến dưới 18 tuổi: 49.227 mũi (mũi 1: 26.696, đạt 99%; mũi 2: 22.531, đạt 83,6%).

4.2. Công tác phòng chống dịch bệnh: 

Chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch; kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch ở người các cấp. Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như: Cúm A(H7N9), Cúm A(H5N1)… và các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các huyện xảy ra dịch; kiểm tra, giám sát tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các điểm tiêm; đồng thời, đã trưng tập cán bộ y tế của các đơn vị trực thuộc tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại các địa bàn xảy ra dịch và các cơ sở cách ly.

4.3. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS: 

Tình hình nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh tính đến 15/12/2021, có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.600 ca nhiễm HIV, trong đó số mắc mới được phát hiện trong tháng là 02 ca; số nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS tích lũy 5.498 ca, số tử vong trong tháng 4 ca; tử vong do AIDS lũy tích 3.949 ca, trong đó số phát hiện mới trong tháng là 0 ca; số quản lý được 3.436 ca, chiếm 94,1% người nhiễm HIV trên địa bàn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,55%.

 4.4. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm: 

Trong năm 2021 ngành Y tế đã tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường biện pháp bảo đảm ATTP trong phòng chống dịch COVID-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Vì vậy, trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc, không có ca mắc đơn lẻ.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

5.1. Hoạt động văn hóa, thông tin

Trong năm 2021, Đoàn Nghệ thuật xây dựng 6 chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị đạt 100% kế hoạch. Trọng tâm là chương trình nghệ thuật chào đón năm mới biểu diễn đêm ngày 31/12/2020 với chủ đề “Điện Biên ngày mới” được dàn dựng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên và có tính nghệ thuật cao đã gây ấn tượng sâu sắc, tạo không khí phấn khởi thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổ chức 15 chương trình văn hóa, văn nghệ; duy trì hoạt động của 11 câu lạc bộ do Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh thành lập (thành lập mới CLB Nghệ thuật người cao tuổi 7/5 tỉnh Điện Biên); thực hiện 10 buổi văn nghệ tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; mở 08 lớp tập huấn nghiệp vụ cơ sở; xây dựng kế hoạch, tổ chức tập luyện 03 chương trình văn nghệ chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh

Công tác nghệ thuật chuyên nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Đoàn Nghệ thuật thực hiện thực hiện 70 buổi biểu diễn phục vụ 120 ngàn lượt người xem đạt 50% kế hoạch.

5.2. Hoạt động thể dục, thể thao

- Thể thao quần chúng: đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào thể thao được phổ biến rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 đảm bảo sức khỏe của mỗi người và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm 2021, có 189.985 người tham gia tập luyện ít nhất một môn thể thao đạt 31% dân số toàn tỉnh; 25.100 gia đình thể thao đạt 20% số gia đình trong toàn tỉnh; 410 câu lạc bộ và tổ chức được 320 giải thể thao thu hút trên 10.000 người tham gia. 

- Thể thao thành tích cao: năm 2021, tỉnh  có 1 vận động viên đạt kiện tướng quốc gia; 02 vận động viên đạt đẳng cấp cấp I, đạt 100% kế hoạch; thành lập các đoàn huấn luyện viên, vận động viên tham gia 7 giải khu vực và toàn quốc ở các môn, dự kiến đạt được 22 huy chương các loại, trong đó có 13 huy chương từ các giải thể thao thành tích cao đạt 100% kế hoạch.

5.3. Hoạt động du lịch: 

Hoạt động du lịch của tỉnh năm 2021 chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19; do đó, các chỉ tiêu thực hiện đều không đạt kế hoạch. Lượng khách du lịch trong năm ước đạt 345.000 lượt khách, đạt 37,9% kế hoạch, giảm 1,7 lần so với cùng kỳ năm tước (khách quốc tế đạt 380 lượt khách, đạt 0,4% kế hoạch); tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 562,1 tỷ đồng, đạt 43,2% kế hoạch, giảm 2,24 lần so với năm 2020.

6. Tình hình tai nạn giao thông, cháy nổ và bảo vệ môi trường: 

6.1. Tình hình tai nạn giao thông: 

Trên địa bàn tỉnh (từ 15/10/2021 đến 14/11/2021) đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1 người và 3 người bị thương. Nguyên nhân do người điều khiển xe mô tô không chú ý quan sát. Tích luỹ từ 15/11/2020 đến 14/11/2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 30 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 13 người chết, 29 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn giảm 28,57% bằng 12 vụ; số người chết giảm 7,14% bằng 1 người; số người bị thương giảm 19,44% bằng 7 người. Nguyên nhân của các vụ tai nạn và vi phạm an toàn giao thông chủ yếu vẫn do người điều khiển xe mô tô không chấp hành nghiêm quy định về an toàn giao thông.

6.2. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường:

Từ ngày 15/10/2021 đến ngày 14/11/2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra 01 vụ cháy tại nhà dân tại thành phố Điện Biên Phủ làm 3 người bị thương nhẹ, nguyên nhân do sự cố thiết bị điện. Ước giá trị thiệt hại 1.207 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 17 vụ cháy, làm 1 người chết và 5 người bị thương. Ước tính thiệt hại là 7.202 triệu đồng. Nguyên nhân cháy chủ yếu do sự cố thiết bị điện.

Trong tháng xảy ra 37 vụ vi phạm môi trường (khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép); số vụ được xử lý là 34 vụ với tổng số tiền xử phạt là 200,53 triệu đồng. Số vụ vi phạm môi trường trong năm 2021 là 319 vụ; số vụ được xử lý là 297 vụ với tổng số tiền xử phạt là 1.821,3 triệu đồng (số vụ vi phạm giảm đi 6 vụ; số vụ được xử lý giảm đi 1 vụ; tổng số tiền xử phạt tăng lên 3,58 triệu đồng), chủ yếu là khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.

7. Thiệt hại thiên tai

Trong tháng 12 không xảy ra thiệt hai do thiên tai gây ra. Lũy kế thiệt hại do thiên tai từ đâu năm: làm 03 người bị chết; 02 người bị thương: 32 ngôi nhà bị thiệt hại trên 70%, 749 ngôi nhà bị thiệt hại dưới 70%; diện tích lúa bị thiệt hại là 1.168,21 ha; diện tích hoa màu bị thiệt hại là 12,54 ha; có 203 con gia súc và 117 con gia cầm bị chết và cuốn trôi và thiệt hại một số tài sản khác. Ước tính thiệt hại 29,79 tỷ đồng. Sau khi xảy ra thiệt hai do thiên tai Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị bị ảnh hưởng đã chỉ đạo UBND các xã kiểm tra xác minh thực tế, giúp nhân dân khắc phục hậu quả sớm ổn định cuộc sống.

III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Đánh giá chung, trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm nhanh, ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, kéo theo kinh tế - xã hội Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn tiếp tục duy trì được ổn định là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và nỗ lực của các Sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá so sánh 2010 tăng 6,01% tăng cao hơn so với các tỉnh lân cận như Sơn La, Lai Châu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn gặp khó khăn thách thức như: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan do thời tiết, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi từ mấy năm qua; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn, khả năng tiếp cận vốn khó, tồn kho sản phẩm vẫn ở mức cao, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Năm 2022, để việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên các ngành, các địa phương cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục chung tay cùng cả nước trong công tác phòng chống Covid-19 thực hiện quyết liệt, thống nhất, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Chủ động báo cáo bộ Y tế cung ứng đủ nguồn vắc xin để tiêm cho toàn bộ người dân trong tỉnh; Chủ động dự phòng các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân nặng theo diễn biến dịch bệnh phát sinh; thực hiện linh hoạt, chủ động các phương án phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương theo sát diễn biến của dịch bệnh, đưa các hoạt động của người dân về trạng thái bình thường mới, đảm bảo thực hiện tốt nhất “mục tiêu kép” vừa phòng chống có hiệu quả dịch bệnh, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

- Tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp chống chịu, vượt qua khó khăn, ổn định và phục hồi sản xuất. Đặc biệt, hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập, lao động phi chính thức cần được triển khai hiệu quả với phương châm: “không để ai bị bỏ lại”, từ đó tạo tâm lý yên tâm, không di dời khỏi địa phương nơi làm việc. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Triển khai nhanh công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, rà soát, hoàn thiện các quy trình thủ tục, bảo đảm đơn giản, thuận tiện cho triển khai dự án đầu tư công và thực hiện giải ngân, mở rộng hợp tác công tư. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Có giải pháp khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm tới. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 tại các địa phương.

- Tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhằm phát hiện xử lý kịp thời giảm tối đa tổn thất cho người nông dân. Chỉ đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các loại cây, con giống có thời gian sinh trưởng ngắn và có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Triển khai tăng cường quản lý thị trường giá cả, trong đó cần kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới.

- Khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, trong tỉnh đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu thông qua việc chuẩn bị các nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất sang các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng nông sản. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng và quyền lợi của người tiêu dùng. Xây dựng lộ trình và phạm vi điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.  

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng ngừa và xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm ổn định sản xuất và đời sống. 

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống dân cư. Thực hiện có hiệu quả cao chính sách ưu đãi tín dụng để có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn được vay vốn; đồng thời tổ chức định hướng giúp đỡ các hộ gia đình sử dụng vốn vay đúng mục đích và hướng dẫn cách làm ăn, phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững. Tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn. Triển khai các hoạt động giám sát trong thực hiện chương trình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.

 

 

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên

Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây