TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2023 TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thứ tư - 29/03/2023 10:28
Thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu. Lạm phát đã ở các nước mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Đồng thời, xung đột giữa Nga và U-crai-na làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu. Mặc dù tác động của đại dịch đã giảm ở hầu hết các quốc gia, nhưng những làn sóng kéo dài của nó vẫn tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế. Tại thời điểm tháng 3/2023 tăng trưởng kinh tế thế giới được một số tổ chức quốc đều tăng so với các dự báo đưa ra trước đó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,9%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10/2022. Fitch Ratings (FR) đưa ra nhận định đạt mức 2,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2022. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo đạt 2,6% trong năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 11/2022. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong các báo cáo đầu năm 2023. WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% năm 2023, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022. UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng. 

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bên cạnh những khó khăn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều các yếu tố gây bất lợi như: Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, rét hại, mưa đá cục bộ tại một số địa phương, … gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của Nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện nghiêm túc, linh hoạt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 vào tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023. Nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau: 

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm 

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) ước quý I năm 2023 theo giá so sánh năm 2010 đạt 2.934,10 tỷ đồng, tăng 6,70% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 291,45 tỷ đồng, tăng 3,54%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 686,46 tỷ đồng, tăng 12,58%; khu vực dịch vụ đạt 1.819,89 tỷ đồng, tăng 5,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 136,30 tỷ đồng, tăng 3,73%. 

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành đạt 5.577,01 tỷ đồng, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 549,97 tỷ đồng, tăng 4,07%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1.237,84 tỷ đồng, tăng 22,40%; khu vực dịch vụ đạt 3.530,14 tỷ đồng, tăng 11,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 259,06 tỷ đồng, tăng 9,83%. 

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,20%; khu vực dịch vụ chiếm 63,30%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,64% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 10,70%; 20,48%; 64,03%; 4,78%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp quý I năm 2023 tuy diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho lúa đông xuân sinh trưởng và phát triển. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã được hạn chế. Sản xuất lâm nghiệp tập trung chăm sóc và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Nuôi trồng và khai thác thủy sản được duy trì phát triển tốt. 

a) Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Cây hàng năm 

Quý I năm 2023 toàn tỉnh đã gieo trồng được 14.308,30 ha cây hàng năm các loại, tăng 9,40%, trong đó:

Lúa đông xuân: Tính đến trung tuần tháng Ba, toàn tỉnh gieo cấy được 9.885,38 ha lúa, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,06% kế hoạch. Nhìn chung việc gieo cấy lúa đông xuân năm nay, bà con nông dân đã thực hiện theo đúng lịch thời vụ, các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như bắc thơm số 7, IR64, Nghi hương… vẫn được các địa phương chú trọng đầu tư thâm canh. Bên cạnh đó, một số giống lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao như Séng cù đã được bà con mở rộng diện tích gieo trồng.

Các loại cây hoa màu khác: Ngô gieo trồng được 1.249,96 ha, tăng 108,84%; khoai lang trồng được 135,13 ha, tăng 5,57%; lạc gieo trồng được 215,13 ha, tăng 15,44%; rau các loại gieo trồng được 2.181,86 ha, tăng 2,05%; đậu các loại gieo trồng được 92,85 ha, giảm 3,41%. 

Tiến độ gieo trồng cây hàng năm trong quý I năm 2023 tăng hơn so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên mới tập trung chủ yếu tại một số địa phương vùng thấp, sản xuất chưa đồng đều, còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ đầu tư về giống của Nhà nước. Do vậy, diện tích gieo trồng cây hàng năm quý I năm 2023 kết quả chưa cao.

- Cây lâu năm

Dự ước toàn tỉnh diện tích hiện có 16.999,37 ha, tăng 9,48%. Trong đó: Cao su 5.016,57 ha, giảm 0,09% ; cà phê 2.639,45 ha, tăng 6,58%; cây chè búp 612,89 ha, tăng 0,29%. 

Trong quý I năm 2023, một số cây công nghiệp lâu năm đã cho thu hoạch, trong đó: Sản lượng chè búp tươi đạt 24,20 tấn, giảm 2,02% so với cùng kỳ năm trước; chuối thu được 1.918,36 tấn, tăng 2,84%; dứa thu được 566 tấn, tăng 4,54%; bưởi thu được 163,70 tấn, tăng 1,05%; cao su thu được 140,83 tấn, tăng 2,02 lần. Sản lượng cây ăn quả quý I đều tăng so với cùng kỳ năm trước, do thời tiết thuận lợi, một số cây có tỷ lệ đậu quả cao, cho năng suất thu hoạch cao hơn năm trước, bà con quan tâm đầu tư chăm sóc cho cây trồng, đặc biệt một số cây có giá trị kinh tế cao như chuối, dứa, táo,…được đầu tư trồng giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.

- Tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng 

Trong quý I/2023, các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun thuốc phòng trừ kịp thời không để sâu, bệnh hại cây trồng lây lan ra diện rộng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn một số sâu, bệnh xuất hiện và gây hại đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tổng diện tích nhiễm sinh vật gây hại trong tháng 2.196,20 ha, giảm 987,40 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây lúa 1.336,90 ha, tăng 215,30 ha so tháng trước, giảm 950,20 ha so cùng kỳ năm trước; cây cà phê 219,90 ha, cây ăn quả 419,90 ha; cây rừng (thông, keo) 219,50 ha; diện tích phòng trừ 3.404,80 ha (chủ yếu phòng trừ đối tượng ốc bươu vàng/lúa).

* Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Đàn trâu, đàn bò vẫn luôn được trú trọng phát triển, các chính sách ưu tiên hỗ trợ về giống và đầu tư chuồng trại vẫn tiếp tục được quan tâm giúp các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất. 

Từ ngày 15/02/2023 đến ngày 15/3/2023 xuất hiện một số bệnh rải rác trên địa bàn tỉnh  như Dịch tả lợn Châu phi xuất hiện tại huyện Mường Nhé (39 con chết); tụ huyết trùng (02 con lợn chết); ngoài ra phát hiện 01 con dê chết do bệnh Tụ huyết trùng tại huyện Tủa Chùa. Số lượng gia súc bị chết và tiêu huỷ trong quý I là 20 con trâu, bò; 52 con lợn (chết do Dịch tả lợn Châu Phi 39 con). Trong quý chưa thực hiện công tác tiêm phòng.

Số con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong quý đều tăng do nhu cầu tiêu dùng trong dân, mặt khác trọng lượng bình quân thịt hơi xuất chuồng trên con của đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ năm trước nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động. Mặc dù giá cả nhiều sản phẩm chăn nuôi tăng, xong giá cả chi phí đầu vào cho chăn nuôi khá cao, do đó hiệu quả kinh tế mang lại cho người chăn nuôi chưa cao.

b)  Lâm nghiệp

Trong tháng  không xảy ra cháy rừng, tuy nhiên đã xảy ra 29 vụ vi phạm quy định QLBVR, trong đó: Phá rừng trái phép 15 vụ với diện tích thiệt hại 1,25 ha; mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép… 14 vụ. Cơ quan chức năng thu giữ 24,98 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 291,49 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/03/2023 tổng số vụ vi phạm quy định về QLBVR 63 vụ, trong đó: phá rừng trái phép 27 vụ, giảm 43 vụ so với cùng kỳ năm trước; diện tích bị phá 4,014 ha, giảm 14,67 ha so với cùng kỳ năm trước; Khai thác rừng trái phép 4 vụ; vi phạm về mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép,… 32 vụ; cơ quan chức năng đã tịch thu 37,66 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách trong quý 544,14 triệu đồng. 

Dự ước khai thác được 942 m3 gỗ, giảm 5,80% so với thực hiện cùng kỳ năm trước; củi khai thác được 66.960 ste, giảm 0,60%. Tính chung quý I năm 2023, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.861 m3, giảm 5,89%; sản lượng củi khai thác đạt 196.454 ste, giảm 0,66%. 

c) Thủy sản

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển tốt, dự ước toàn tỉnh có 2.734,88 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản, tăng 0,31% so với cùng kỳ năm trước (nuôi cá 2.733,38 ha). Mô hình nuôi cá lồng trên các hồ chứa nước, mô hình nuôi cá bể bồn tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo với 2.205 m3 cá hồi, giảm sâu so với năm 2022 . Tổng số lượng lồng bè hiện có trên địa bàn tỉnh là 306 lồng với tổng thể tích 45.404 m3. 

Sản lượng thủy sản tháng 3 ước đạt 385,66 tấn, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 373,7 tấn, tăng 3,83%; tôm đạt 4,04 tấn, giảm 0,98%; thủy sản khác đạt 7,92 tấn, giảm 1,37%. Tính chung quý I năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 1.151,73 tấn, tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.116,10 tấn, tăng 3,63%; tôm đạt 12,35 tấn, giảm 0,72%; thủy sản khác đạt 23,27 tấn, giảm 1,02%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 360,01 tấn, tăng 3,96% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 355,90 tấn, tăng 4,00%; tôm đạt 1,09 tấn, tăng 0,96%; thủy sản khác 3,02 tấn, tăng 0,67%. Tính chung quý I năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.078,02 tấn, tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 1.064,92 tấn, tăng 3,78%; tôm đạt 3,77 tấn, tăng 0,8%. 

Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng dự ước đạt 25,65 tấn, giảm 0,31% so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 17,80 tấn, tăng 0,56%; tôm đạt 2,95 tấn, giảm 1,67%. Tính chung quý I năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 73,71 tấn, giảm 0,16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 51,18 tấn, tăng 0,61%; tôm đạt 8,58 tấn, giảm 1,38%.

3. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tháng 3/2023 ước tăng 2,79% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,44%; tính chung quý I năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,36% so với quý I năm 2022. 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2023 ước tăng 2,79% so với tháng trước và tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 tháng qua). Trong đó: ngành khai khoáng tăng 29,25% và giảm 15,51% ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chế tạo tăng 5,23% và tăng 9,75%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 9,55% và giảm 7,14% ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 0,55% và tăng 1,21%.

Tính chung quý I năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp  ước tính tăng 6,36% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,40%). Trong đó: Ngành chế biến, chế tạo tăng 9,32%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,31%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,30%; riêng ngành khai khoáng giảm 20,33%.

Chỉ số sản xuất quý I năm 2023 của một số ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất tăng 73,21%; sản xuất đồ uống tăng 17,95%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14,51%; sản xuất than cốc tăng 13,33%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 8,36%; sản xuất điện tăng 7,63%. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm: Khai thác than cứng và than non giảm 24,24%; khai khoáng khác giảm 20,55%; sản xuất trang phục giảm 8,35%.

Một số sản phẩm công nghiệp trong quý I năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Giường bằng gỗ các loại tăng 44,44%; bàn bằng gỗ các loại tăng 13,45%; than cốc và bán cốc luyện từ than đá tăng 13,33%; thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc trụ cột chống hầm lò bằng sắt, thép, nhôm tăng 10,54%; điện sản xuất tăng 8,28%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Than đá (than cứng) loại khác giảm 24,24%; đá xây dựng giảm 21,43%; sản phẩm in khác (quy khổ 13cm x19cm) giảm 15,43%; báo in giảm 4,99%. 

Nhìn chung quý I năm 2023, sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng chưa cao nhiều ngành vẫn còn khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, hợp đồng dài hạn để cung cấp sản phẩm, nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng như gạch đất nung đã được đầu tư hệ thống lò nung và dây chuyền công nghệ cao, tuy nhiên quá trình vận hành còn gặp trục trặc về kỹ thuật do trình độ của công nhân vận hành máy và cán bộ kỹ thuật chưa có kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hệ thống máy móc hiện đại, lượng gạch sản xuất trong quý I/2023 thấp, nhu cầu sử dụng vật liệu của người dân giảm do các dự án xây dựng nhà ở khu tái định cư sân bay đã hoàn thiện; kho bãi chứa gạch chưa được đầu tư nâng cấp tương xứng với dây chuyền sản xuất gạch làm cho gạch sản xuất ra không đủ chỗ xếp, doanh nghiệp phải giãn thời gian sản xuất.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2023 bằng so với tháng trước và tăng 179,02% so với cùng thời điểm năm trước. 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tăng 20,44% so với tháng trước và tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,27% so với cùng kỳ năm 2022.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 ổn định so với tháng trước; so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 0,90%, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,44%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3,26%. Tính chung quý I năm 2023 số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,92% (khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,20%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 8,11%).  

4. Xây dựng 

Quý I năm 2023 thời tiết thuận lợi, một số công trình thuộc vốn đầu tư công được thực hiện đúng theo hợp đồng kinh tế giữa nhà thầu và chủ đầu tư; là quý có tết Nguyên đán nên các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình/hạng mục công trình để nghiệm thu bàn giao, thanh toán, các đơn vị nhà thầu huy động nguồn lực một cách tối đa đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. 

Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý I năm 2023 ước đạt 2.177,48 tỷ đồng, giảm 55,5% so với quý trước và tăng 23,01% so với cùng kỳ năm trước.

 Chia theo loại hình sở hữu: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1.161,34 tỷ đồng (chiếm 53,33%), giảm 46,62% và tăng 31,48%. Các loại hình khác bao gồm xây dựng của các xã, phường, thị trấn; hoạt động của các đội xây dựng cá thể và xây dựng tự làm, tự ở của các hộ gia đình đạt 1.016,14 tỷ đồng (chiếm 46,67%), giảm 41,86% và tăng 14,57%. 

Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 985,64 tỷ đồng (chiếm 45,26%), giảm 39,33% và tăng 11,26%. Công trình nhà không để ở đạt 388,08 tỷ đồng (chiếm 17,82%), giảm 57,23% và tăng 26,68%. Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 686,94 tỷ đồng (chiếm 33,55%), giảm 43,08% và tăng 29,37%. Hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 116,83 tỷ đồng (chiếm 5,37%), giảm 36,69% và tăng 148,50%.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong quý I năm 2023, toàn tỉnh có 40 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 33,33% so với cùng kỳ, tổng số vốn đăng ký trên 290 tỷ đồng và bằng 60,17% so với số vốn đăng ký của các doanh nghiệp cùng kỳ năm trước. Có 33 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động; Có 65 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; giải thể tự nguyện 22 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Dự ước số doanh nghiệp đăng ký mới thực tế đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm 2023 là 10 doanh nghiệp, chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp thành lập mới và sử dụng khoảng 50 lao động chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng, thương mại và tư vấn xây dựng; có 1 doanh nghiệp khôi phục mã số thuế quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh. 

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý cho thấy: Có 91,30% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I tốt hơn và ổn định so với quý IV/2022, trong đó: 39,13% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn; 52,17% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Có 8,70% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn so với quý IV/2022. Dự kiến quý II/2023 so với quý I/2023, có 95,65% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên và ổn định, trong đó: 56,52% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên và 39,13% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Có 4,35% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn so với quý I/2023. 

6. Thương mại, dịch vụ, vận tải

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Ba khá sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,20 % so với tháng trước và  tăng 53,90% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 49,30% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2023 ước tính đạt 1.735,78 tỷ đồng, tăng 2,20% so với tháng trước, tăng 53,90% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.103,28 tỷ đồng, tăng 49,30% so với cùng kỳ năm trước.

* Bán lẻ hàng hoá 

Xét theo ngành hoạt động trong tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2023 và 3 tháng đầu năm 2023 như sau:

* Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3/2023 ước đạt 69,37 tỷ đồng, tăng 2,64% so với tháng trước và tăng 46,63% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 7,81 tỷ đồng, tăng 4,03% và 35,38%; dịch vụ ăn uống đạt 61,56 tỷ đồng, tăng 2,47% và 39,94%. Tính chung quý I năm 2023 đạt 203,40 tỷ đồng, tăng 43,63% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú đạt 22,68 tỷ đồng, tăng 133,84%; dịch vụ ăn uống đạt 180,72 tỷ đồng, tăng 36,99%.

* Dịch vụ khác

Doanh thu một số ngành dịch vụ khác tháng 3/2023 ước tính đạt 70,36 tỷ đồng, tăng 0,96% so với tháng trước, tăng 35,63% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023 đạt 209,29 tỷ đồng, tăng 31,13% so với cùng kỳ năm trước. 

b) Hoạt động Vận tải

Nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa của người dân trong tháng Ba tăng cao hơn so tháng trước khi các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch sôi nổi trong tháng có Lễ hội Hoa Ban. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải tăng 98,36%; vận tải hành khách tăng 166,77% về vận chuyển và tăng 159,44% về luân chuyển; vận tải hàng hóa tăng 87,27% về vận chuyển và tăng 83,62% về luân chuyển.

Tính chung quý I năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 169,79% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 165,04% và vận chuyển hàng hóa tăng 86,48%, luân chuyển hàng hóa tăng 82,93%. 

Tổng doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi ước thực hiện tháng 3/2023 đạt 142,51 tỷ đồng, tăng 1,16% so với tháng trước và tăng 98,36% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm nay ước đạt 421,73 tỷ đồng, tăng 98,57% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hành khách ước đạt 83,11 tỷ đồng, tăng 173,39%; vận tải hàng hóa ước đạt 333,58 tỷ đồng, tăng 85,80%; hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 5,04 tỷ đồng, tăng 105,91%. 

Vận tải hành khách tháng 3/2023 ước đạt 257,67 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 2,54% so với tháng trước, tăng 166,77% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 39,27 triệu HK.km, tăng 2,99% và tăng 159,44%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 757,57 nghìn hành khách vận chuyển, tăng 169,79% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 115,12 triệu HK.km, tăng 165,04%.

Vận tải hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 737,88 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 87,27% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 33,45 triệu tấn.km, tăng 1,35% so với tháng trước và tăng 83,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hàng hóa đạt 2.187,01 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 86,48% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 98,96 triệu tấn.km, tăng 82,93%.

*Vận tải hàng không

Doanh thu dịch vụ của Cảng hàng không Điện Biên quý I năm 2023 ước đạt 3.229,05 triệu đồng, tăng 37,05% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách thông qua Cảng hàng không ước tính đạt 39.593 hành khách (chiều khách đi 19.383 hành khách, chiều khách đến 20.210 hành khách), so với cùng kỳ năm trước số lượt khách tăng 15,14% (chiều khách đi tăng 12,93%, chiều khách đến 17,34%). Số lượng hàng hóa bốc xếp qua Cảng hàng không ước đạt 1,94 tấn.

c) Bưu chính viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục đà tăng trưởng; cơ sở hạ tầng được mở rộng; chất lượng dịch vụ có nhiều đổi mới, đa dạng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.

Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ước quý I năm 2023 đạt 235,56 tỷ đồng, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước (bưu chính, chuyển phát đạt 45 tỷ đồng, tăng 22,55%; viễn thông, internet đạt 190,56 tỷ đồng, giảm 3,03%). 

Số thuê bao điện thoại ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 536.900 thuê bao, trong đó: (thuê bao cố định đạt 5.965 thuê bao; thuê bao di động đạt 530.935 thuê bao); so với năm trước giảm 3,35% (thuê bao cố định giảm 10,74%; thuê bao di động giảm 3,26%); số thuê bao internet ước (có đến cuối kỳ báo cáo) đạt 59.051 thuê bao so với cùng kỳ năm trước tăng 12,53%.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng 

Ngành ngân hàng đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong thực hiện quản lý hoạt động tài chính, tiền tệ trên địa bàn đảm bảo chặt chẽ, đúng định hướng; ưu tiên tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án trọng điểm của tỉnh; kịp thời thực hiện các yêu cầu, giải pháp theo chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Huy động vốn: Tổng nguồn vốn tín dụng ước thực hiện đến 31/3/2023 là 17.350 tỷ đồng, tăng 9,28% so với 31/12/2022 (nguồn vốn tăng ở tiền gửi tiết kiệm, tăng 11,34%). Các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.

 Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 31/3/2023 là 19.600 tỷ đồng, giảm 3,84% so với với 31/12/2022, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn là 7.350 tỷ đồng, giảm 9,68%, chiếm 37,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung, dài hạn là 12.250 tỷ đồng, tăng 0,04%, chiếm 62,5% tổng dư nợ. 

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý I năm 2023 tăng trưởng tích cực, ước tính đạt 3.668,97 tỷ đồng, tăng 21,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý I năm 2023 đạt 15,89% kế hoạch và tăng 29,17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 3/2023 ước đạt 257,26 tỷ đồng, tăng 4,59% so với tháng trước, tăng 37,17% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 195,79 tỷ đồng, tăng 4,57% và 43,23%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 55,96 tỷ đồng, tăng 4,97% và 27,29%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 5,51 tỷ đồng, tăng 1,42% và giảm 19,91%. 

Tính chung quý I năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 735,01 tỷ đồng, tăng 29,17% so với cùng kỳ năm trước, bằng 15,89% kế hoạch. Cụ thể: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 558,86 tỷ đồng, tăng 32,75%, bằng 15,91%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 159,89 tỷ đồng, tăng 24,67%, bằng 15,95%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 16,26 tỷ đồng, giảm 17,84%, bằng 14,78%.

 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 3/2023 ước đạt 1.276,96 tỷ đồng, tăng 5,12% so với tháng trước, tăng 25,69% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 547,32 tỷ đồng, tăng 6,70% và 11,88% (vốn Trung ương quản lý đạt 258,55 tỷ đồng, tăng 5,77% và giảm 5,20%; vốn địa phương quản lý đạt 288,78 tỷ đồng, tăng 7,55% và 33,40%); vốn ngoài Nhà nước đạt 729,64 tỷ đồng, tăng 3,97% và 38,51%. 

Tính chung quý I năm 2023, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 3.668,97 tỷ đồng, tăng 21,79% so với cùng kỳ năm trước, bằng 18,22% kế hoạch. Cụ thể: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 1.551,58 tỷ đồng, tăng 8,21%, bằng 16,49% (vốn Trung ương quản lý đạt 741,76 tỷ đồng, giảm 4,13%, bằng 17,44%; vốn địa phương quản lý đạt 809,82 tỷ đồng, tăng 22,68%, bằng 15,70%); vốn ngoài Nhà nước đạt 2.117,39 tỷ đồng, tăng 34,13%, bằng 19,73%.

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước 3 tháng đầu năm 2023 ước tăng 12,29% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 21,95% so với cùng kỳ năm 2022, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

a) Thu ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 3 năm 2023 ước đạt 130,64 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước 3 tháng đầu năm đạt 431,10 tỷ đồng, tăng 12,29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

- Thu nội địa tháng 3 năm 2023 ước đạt 112,53 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 408,22 tỷ đồng (chiếm 94,69%), tăng 11,23% so với cùng kỳ năm trước (một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn tăng cao như: Các khoản thu về nhà đất tăng 47,39%; thu khác ngân sách tăng 23,67%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 4,09%).

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 3 ước đạt 3,12 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm ước đạt 7,0 tỷ đồng (chiếm 1,62%), tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước. 

b) Chi ngân sách Nhà nước

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 3 năm 2023 ước đạt 1.690,19 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm ước đạt 3.756,29 tỷ đồng, tăng 21,95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1,649,13 tỷ đồng, chiếm 43,90%, tăng 53,87%; chi thường xuyên đạt 2.105,42 tỷ đồng, chiếm 56,05%, tăng 5,12%.

4. Giá cả

a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

 Trong tháng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội Hoa Ban năm 2023 đã thu hút đông đảo du khách về tham gia lễ hội. Du khách đến thăm quan, mua sắm đã tác động làm chỉ số một số nhóm hàng tăng so với tháng trước. Ở chiều ngược Tổng công ty xăng dầu Việt Nam điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu (1 lần tăng, 2 lần giảm) đã tác động làm giảm chỉ số chung của nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD và nhóm giao thông xuống mức thấp tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,11% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,69% và so kỳ gốc năm 2019 tăng 9,45%. Bình quân quý I năm 2023, CPI giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0,11% của CPI tháng 3/2023 so với tháng trước có 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm có chỉ số bình ổn và 4 nhóm hàng hoá có chỉ số giá giảm. 

(1) Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,06%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,07%; Nhóm giáo dục tăng 0,10%; Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04%.

(2) Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%; Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,02%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,12%; Nhóm Giao thông giảm 0,51%. 

(3) Hai nhóm có chỉ số giá ổn định so với tháng trước gồm: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế và Nhóm bưu chính viễn thông.

* Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ 

Chỉ số giá vàng tháng 3 giảm 0,99% so với tháng trước, giảm 1,59% so với cùng kỳ năm trước, tăng 72,02% so với kỳ gốc 2019 và bình quân quý I năm 2023 tăng 4,96%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3 tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 3,73% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,14% so với kỳ gốc 2019 và bình quân quý I năm 2023 tăng 3,62%.

b) Chỉ số giá sản xuất 

 Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý I năm 2023 giảm 0,06% so với quý trước, tăng 0,93% so với cùng quý năm trước.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý I/2023 giảm 0,21% so với quý trước, trong đó: 2 nhóm có chỉ số giảm là sảm phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo và nhóm điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, 2 nhóm còn lại bình ổn. Trong đó: sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,10%; nhóm điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,88%.

Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý I/2023 tăng 0,45% so với quý trước, giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý I tăng so với quý trước là do giá sắt thép xây dựng tăng do tác động của thị trường sắt thép thế giới tăng, nguyên vật liệu chính cho sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, thép phế liệu, cuộn cán nóng… chưa có dấu hiệu dừng đà tăng, trong quý Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu 5 lần (3 lần tăng, 2 lần 3 giảm) đó là những nguyên nhân chính tác động làm cho chỉ số giá sản xuất nguyên nhiên vật liệu trong quý tăng. Nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,06%; nhóm nguyên nhiên liệu chủ yếu dùng cho xây dựng tăng 0,42%, nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,9%. 

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Đời sống dân cư

a)  Đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động

 Đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý I năm 2023, sau khi dịch bệnh covid-19 được kiểm soát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã quay trở lại hoạt động bình thường thu nhập của người lao động dần ổn định hơn. Bên cạnh đó, Công đoàn Viên chức tỉnh tiếp tục làm tốt công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đoàn viên công đoàn tích cức tham gia thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. Khối cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động, trợ giúp thăm hỏi nhau lúc khó khăn được duy trì thường xuyên. Ước quý I năm 2023, thu nhập người lao động trong khu vực nhà nước là 7.990 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6.805 ngàn đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.760 ngàn đồng/người/tháng.

Đời sống dân cư nông thôn quý I năm 2023, đời sống dân cư khu vực nông thôn mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi, tuy nhiên khắc phục được những khó khăn cùng sự động viên và hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền nên đời sống dân cư ở khu vực nông thôn đã được cải thiện so với năm trước. Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy tác dụng tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân khu vực nông thôn nâng cao mức sống, tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh được ổn định.

b) Kết quả thực hiện chăm lo tết Nguyên đán Quý mão năm 2023 cho người có công, bảo trợ xã hội

Đối với người có công

Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công và thân nhân 3.930 suất quà, với trị giá 1.572,9 triệu đồng (UBND tỉnh đã thăm hỏi, tặng quà cho 55 người có công và thân nhân tiêu biểu với số tiền 35,95 triệu đồng; trao 1.388 suất quà của Chủ tịch nước với số tiền 420,9 triệu đồng; quà của các huyện, thị xã, thành phố 1.351 suất, với số tiền 605,45 triệu đồng; quà từ ngân sách cấp xã 600 suất với số tiền 202,2 triệu đồng; quà của các tổ chức cá nhân 536 suất với số tiền 308 triệu đồng). 

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách, người có công trong quý I năm 2023 tỉnh Điện Biên đã xây dựng, sửa chữa và bàn giao 9 nhà đại đoàn kết trị giá 405 triệu đồng; nhà tình thương là 4 nhà trị giá 160 triệu đồng.

Bảo trợ xã hội 

Toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận hỗ trợ, tặng 47.525 suất quà tết hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng xã hội khác, kinh phí thực hiện bằng 18.230,7 triệu đồng (quà cho hộ nghèo và cận nghèo là 37.384 suất quà trị giá 14.057,5 triệu đồng; quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 438 suất quà trị giá 176 triệu đồng; quà cho người cao tuổi là 1.341 suất quà trị giá 915 triệu; quà cho các đối tượng trẻ em, người lao động và các đối tượng khác là 8.362 suất quà trị giá 3.082,2 triêu đồng). 

Về cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế tính đến ngày 15 tháng 3 đã phát miễn phí cho 455.275 thẻ (trẻ em dưới 6 tuổi 78.253 thẻ,  bảo trợ xã hội và cự chiến binh 7.267 thẻ, người nghèo 186.472 thẻ, cận nghèo là 5.212 thẻ và người dân tộc nằm trong vùng đặc biệt khó khăn là 178.071 thẻ).

c) Tình hình thiếu đói trong dân cư 

Trong quý I/2023 tình hình đời sống nhân dân ổn định, không phát sinh thiếu đói trong dân.

d) Công tác giảm nghèo

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác giảm nghèo, phê duyệt kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn toàn tỉnh 39,98% tương ứng với 54.947 hộ, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo 30,35% tương ứng với 41.706 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo 9,63% tương ứng với 13.241 hộ. 

e) Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm 

Ước thực hiện kết quả giải quyết việc làm mới quý I, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.205 lao động, đạt 24,23% kế hoạch, trong đó: Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 702 lao động. Cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh khoảng 750 lao động. Xuất khẩu lao động 62 lao động. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác là 691 lao động.

Lĩnh vực dạy nghề kết quả tuyển sinh quý I: Ước thực hiện 1.664 người trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, tăng 58,47% so với cùng kỳ năm 2022.

2. Giáo dục - Đào tạo

a) Quy mô trường, lớp, học sinh, sinh viên 

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo hiện có 481 trường, trung tâm (168 trường mầm non, 295 trường phổ thông, 17 trung tâm, 01 trường cao đẳng) với 7.401 lớp và 207.545 học sinh, học viên, sinh viên. So với năm học trước giảm 06 trường. Bao gồm: Giáo dục Mầm non 168 trường (giảm 01 trường với 2.476 lớp/nhóm trẻ và 58.477 trẻ); giáo dục Tiểu học 140 trường với 2.902 lớp và 76.726 học sinh; giáo dục THCS 122 trường (26 trường Tiểu học và THCS; 96 trường THCS), với 1.428 lớp và 49.908 học sinh; giáo dục THPT 33 trường (29 trường THPT; 04 trường THCS-THPT) với 534 lớp và 20.480 học sinh; giáo dục thường xuyên 01 trung tâm GDTX tỉnh và 09 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện với 31 lớp, 1.147 học viên; có 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học; 05 trung tâm Ngoại ngữ; 01 Trường Cao đẳng Sư phạm có 22 lớp và 661 sinh chính quy; 01 trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên có 08 lớp và 110 học sinh.

b) Tình hình giáo viên và cơ sở vật chất 

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thực hiện đổi mới và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên. Về cơ sở vật chất: Đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/ nhóm, lớp. 

3. Y tế

a) Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch 

 Tình hình dịch bệnh

Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát. Tính từ ngày 01/01/2023 đến 16h ngày 14/3/2023, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 26 bệnh nhân mắc COVID-19, điều trị khỏi và xuất viện 26 bệnh nhân, không có bệnh nhân tử vong.

Ngành y tế tiếp tục tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Kế hoạch của UBND tỉnh. Kết quả: Lũy tích đến ngày 14/3/2023, tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên được tiêm: Mũi 1 đạt 99,4%; mũi  2  đạt 96,1%; nhắc lại lần 1 đạt 94,7%; nhắc lại lần 2 đạt 97,9%. Tỷ lệ tiêm chủng từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm: mũi 1 đạt 98,6%, mũi 2 đạt 97,8%; mũi 3 đạt 91,9%. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm: mũi 1 đạt 97,4%, mũi 2 đạt 94,8%. 

Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 01 chùm ca bệnh thủy đậu tại thôn Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa từ ngày 27/02/2023 với số ca mắc là 19 ca và không có tử vong. Luỹ tích đến 15/3/2023 trên địa bàn toàn tỉnh xẩy ra 02 chùm ca bệnh Thủy đậu với số ca mắc 51 ca/tử vong 0 (32 ca mắc tại xã Mường nhé, huyện Mường Nhé và 19 ca mắc tại thôn Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa (điều trị khỏi 51 ca). 02 chùm ca bệnh trên được điều tra, xác minh, chẩn đoán và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác phòng chống dịch COVID-19

Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động về phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.

b) Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS 

Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 28/02/2023, có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.710 ca nhiễm HIV (8 ca mắc mới được phát hiện trong tháng); tích lũy số ca AIDS là 5.502 (không có ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng); tử vong do AIDS lũy tích 4.077 ca (22 ca tử vong mới trong tháng). Tổng số ca nhiễm HIV quản lý được là 3.4001 chiếm 93,6% người nhiễm HIV trên địa bàn. 

c) Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm 

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. Trong quý I, thành lập 118 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP, đã kiểm tra được 1.756 cơ sở, trong đó: có 1.751 cơ sở đảm bảo ATTP (chiếm 99,7%); 05 cơ sở không đạt yêu cầu (chiếm 0,3%); cấp Giấy chứng nhận hoặc ký cam kết đảm bảo ATTP trên địa bàn toàn tỉnh: đạt 97%. Trong đó: Tuyến tỉnh 100%; Tuyến huyện 100%; Tuyến xã 94,1%. 

Trong 3 tháng đầu năm không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, không có ca ngộ độc thực phẩm.

4. Hoạt động văn hóa, thông tin, Thể dục thể thao và du lịch

a) Hoạt động quản lý Nhà nước và văn hóa, văn nghệ

Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền, cổ động các hoạt động, sự kiện của tỉnh, của đất nước được thực hiện tập trung ở khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và ở các đơn vị cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú: Các đội tuyên truyền lưu động toàn tỉnh đã thực hiện 225 buổi hoạt động tuyên truyền trên 142 ngàn lượt người; căng treo trên 1.100 băng, cờ, khẩu hiệu; sáng tác 04 tranh mẫu, xuất bản 1/200 cuốn văn hóa, thể thao, du lịch gửi cơ sở tuyên truyền; dựng 22 phim phóng sự, thay mới 53 pa nô và dựng các cụm cổ động tuyên truyền trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

Hoạt động Lễ hội Hoa ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII: Lễ hội diễn ra từ ngày 10/3-12/3 với nhiều hoạt động: Chương trình Khai mạc Lễ hội với sự tham gia của của các nghệ sỹ nổi tiếng cùng các ca sỹ, diễn viên đến từ các đơn vị nghệ thuật Trung ương và địa phương; lực lượng quần chúng; tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch; diễu hành văn hóa đường phố; cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2023; tổ chức các hoạt động tại không gian văn hóa vùng cao: Hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian, truyền thống các dân tộc và thi đấu thể thao; thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”;... 

Hoạt động văn nghệ quần chúng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 15 hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức 10 hoạt động văn hóa, văn nghệ tại sân Hành lễ tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; duy trì các Câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.208 đội văn nghệ quần chúng biểu diễn 590 buổi văn nghệ phục vụ gần 78 nghìn lượt người xem.

Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: Đoàn nghệ thuật tổ chức dàn dựng, tập luyện 02 chương trình nghệ thuật và biểu diễn 46 chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, phục vụ trên 95 ngàn lượt xem.

Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng, phát hành sách: Tổ chức chiếu phim lưu động vùng cao: 314 buổi; chiếu phim tại Rạp: 39 buổi; chiếu phim phục vụ chính trị 12 buổi. Thực hiện dịch, lồng tiếng 01 phim bằng tiếng dân tộc Thái, Mông. Duy trì 19 cơ sở phát hành và phát hành được trên 9,1 nghìn bản sách.

Hoạt động hệ thống Thư viện: Trong tháng, bổ sung mới 399 bản (trong đó: sách hạt nhân 100 bản); Luỹ kế quý I/2023 Hệ thống thư viện nhập bổ sung 1.065 bản sách nâng số sách có đến cuối kỳ báo cáo là 219.215 bản; cấp trên 1,1 nghìn thẻ cho độc giả; phục vụ trên 96 nghìn lượt độc giả; có trên 209 nghìn lượt tài nguyên thông tin được phục vụ. 

Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa: Trong tháng, hai bảo tàng và các điểm di tích đón 56.584 lượt khách đến tham quan, trong đó có 951 lượt khách nước ngoài. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023 đón 114.441 lượt khách tham quan, trong đó 2.404 lượt khách nước ngoài.

b) Hoạt động thể dục thể thao

Phong trào TDTT quần chúng: Tổ chức thành công Giải vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn Quốc gia lần thứ III năm 2023 tại thị xã Mường Lay với sự tham gia của 54 phi công đến từ 09 Câu lạc bộ dù lượn trên toàn quốc.

Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển trên địa bàn tỉnh; cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tính đến tháng 3/2023, toàn tỉnh có tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 32,24% trên tổng số dân toàn tỉnh; tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 21,24% trên tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; có 423 câu lạc bộ thể thao cơ sở.

Thể thao thành tích cao: Phối hợp tổ chức giải Giải vô địch Karate miền Bắc lần thứ III năm 2023 tỉnh Điện Biên; duy trì công tác huấn luyện, đào tạo 12 vận động viên thể thao thành tích cao; thành lập đoàn vận động viên, huấn luyện viên tham gia 02 giải thi đấu khu vực và toàn quốc dự kiến đạt 04 huy chương, trong đó có 02 huy chương từ các giải thể thao thành tích cao.

c) Lĩnh vực du lịch

Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch; tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm văn hoá du lịch trong khuôn khổ Lễ hội; tổ chức Cuộc thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên” năm 2023; Thiết kế, lắp đặt sơ đồ bố trí các hoạt động, cổng, gian hàng trưng bày; sản xuất 1.000 tờ rơi, 50 phướn, standee phục vụ tuyên truyền Lễ hội, Ngày hội; thực hiện sản xuất 03 video quảng bá du lịch, thiết kế, thay 06 pano giới thiệu du lịch Điện Biên. Tư vấn, hỗ trợ trên 300 lượt khách du lịch, 120 lượt doanh nghiệp du lịch tìm hiểu thông tin về du lịch Điện Biên.

Dự ước tháng 3 đón khoảng 190 ngàn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 1.162 lượt, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 330 tỷ đồng. Tính chung 3 tháng năm 2023 lượng khách du lịch đạt 301.620 lượt, tăng 9,96 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: khách quốc tế đạt 2.885 lượt, tăng 41,8 lần. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 525,34 tỷ đồng, tăng 11,15 lần so cùng kỳ năm trước. 

5. Tai nạn giao thông, cháy nổ, vi phạm môi trường

a) Tai nạn giao thông

Từ 15/01/2023 đến 14/02/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông làm 4 người chết và 2 người bị thương. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do người điều khiển sử dụng rượu, bia, chất kích thích có cồn và do người điều khiển vi phạm vượt sai quy định. Lũy kế từ 15/11/2022 đến 14/02/2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy 6 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 6 người chết, 5 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn tăng 20,0%, số người chết tăng 20%, số người bị thương tăng 66,67%. Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý quan sát, người đi bộ không đi sát lề đường bên phải; người điều khiển xe ô tô không đi đúng làn đường quy định; vượt sai quy định và sử dụng rượu, bia, chất kích thích có cồn.

b) Cháy nổ

Từ 15/01/2023 đến 14/02/2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy nhà ở tại huyện Mường Ảng gây thiệt hại về tài sản khoảng 300 triệu đồng nhưng không có thiệt hại về người. Nguyên nhân gây ra vụ cháy là do sự cố hệ thống, thiết bị điện. Luỹ kế từ 15/11/2022 đến 14/02/2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xẩy ra 5 vụ cháy nhà ở riêng lẻ, không gây thiệt hại về người, ước tính thiệt hại khoảng 2,78 tỷ đồng. Nguyên nhân các vụ cháy là do sơ xuất, bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa và sự cố thiết bị điện. 

c) Tình hình vi phạm môi trường

Trong tháng 3/2023, cơ quan chức năng đã phát hiện 29 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 21 vụ với tổng số tiền phạt 340,29 triệu đồng. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023 đã phát hiện 63 vụ vi phạm môi trường, giảm 43,75%, so cùng kỳ năm trước, trong đó xử lý 43 vụ, giảm 50% với tổng số tiền phạt 543,94 triệu đồng, tăng 61,67%. Các vụ vi phạm môi trường chủ yếu là phá rừng làm nương, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật. 

6. Tình hình thiệt hại do thiên tai

Ngày 18,19/3/2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa đá, dông, lốc đã làm 149 ngôi nhà bị tốc mái; 771,16 ha lúa, ngô và hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại; 970 con gia cầm bị chết. Ước giá trị thiệt hại khoảng 503 triệu đồng. 

Tính chung 3 tháng đầu năm 2023 thiên tai đã làm 164 nhà hư hại; 10m tường rào và 10m mái tôn nhà để xe trường học bị hư hỏng; 5 trụ sở cơ quan bị tốc mái, hư hỏng thiết bị; 773,01 ha lúa, ngô và hoa màu, cây ăn quả bị tiệt hại; 970 con gia cầm bị chết; về thông tin liên lạc: 1 màn hình ngoài trời bị đổ và các biển hiệu quảng cáo bị đổ; 120 cây xanh đô thị bị gãy đổ và một số thiệt hại khác. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 3.903 triệu đồng, giảm 59% so cùng kỳ năm 2022. 

Khái quát lại, kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên quý I năm 2023 tương đối ổn định, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự vào cuộc quyết tâm của các Sở, ban ngành tỉnh; sự cố gắng của vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do thời tiết rét hại, giá xăng dầu tăng; chăn nuôi vẫn ảnh hưởng của dịch bệnh; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn, khả năng tiếp cận vốn khó…. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây: 

- Kịp thời thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng đúng quy định của Chính phủ và Ngân hàng trung ương. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid; đảm bảo cân đối để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

- Tập trung rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục đầu tư, giao đất, cho thuê đất; rà soát, điều chỉnh bổ sung danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư cho phù hợp với thực tế với những cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện tối đa nhất để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn lớn đầu tư vào địa bàn. Tập trung rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục đầu tư, giao đất, cho thuê đất; rà soát, điều chỉnh bổ sung danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư cho phù hợp với thực tế với những cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện tối đa nhất để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn lớn đầu tư vào địa bàn.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch đề án phát triển sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp  chuyển đổi đấy lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác theo kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch hại trên cây trồng vật nuôi đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm, đôn đốc các địa phương chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch năm 2023, thực hiện các biện pháp PCCCR, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng rừng có nguy cơ cháy cao. Đẩy nhanh tiến độ phát triển các dự án trồng Mắc ca, sản xuất nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn.

- Triển khai tăng cường quản lý thị trường giá cả, trong đó cần kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới.

- Khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, trong tỉnh đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu thông qua việc chuẩn bị các nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất sang các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng nông sản. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng và quyền lợi của người tiêu dùng. Xây dựng lộ trình và phạm vi điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023.  

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống dân cư. Thực hiện có hiệu quả cao chính sách ưu đãi tín dụng để có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn được vay vốn; đồng thời tổ chức định hướng giúp đỡ các hộ gia đình sử dụng vốn vay đúng mục đích và hướng dẫn cách làm ăn, phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững. Tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn. Triển khai các hoạt động giám sát trong thực hiện chương trình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng ngừa và xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm ổn định sản xuất và đời sống.

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên

Ghi rõ nguồn "Cục Thống kê tỉnh Điện Biên" hoặc "https://thongkedienbien.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây